Sửa đổi 5 luật thuế dưới góc nhìn chuyên gia

Ngân hàng - Tín dụng - Ngày đăng : 12:00, 30/08/2017

(BKTO) - Luậtsửa đổi, bổ sung 5 luật thuế đang được Bộ Tài chính đưa ra lấyýkiến và đã nhậnđược khá nhiều phản hồi. Dưới đây là mộtsố ý kiến từ chuyên gia, vớinhững góc nhìn và sự phân tích khá cụthể, giúp bạn đọc có thể đánh giá sáthơn các dựkiến sửa đổi, bổ sung về thuế.


Chuyên gia kinh tế Phạm Sỹ An (Viện Kinh tế Việt Nam):

Ngân sách chi nhiềudo sức ì thể chế
         
   
   
Ông Phạm sỹ An
   
Thu ngân sách đang chịu áp lực rất lớn vì thu từ dầu thô giảm mạnh và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thu ngân sách áp lực giảm mạnh cùng với chi ngân sách giảm không mạnh tạo nên áp lực tăng bội chi ngân sách.

Để giảm bội chi ngân sách, một số nhà kinh tế khuyến nghị nên giảm chi thường xuyên. Khuyến nghị này đã được đề xuất từ rất lâu nhưng tiến trình giảm chi thường xuyên diễn ra rất chậm. Nhưng vì sức ì thể chế nên nếu quyết tâm giảm thì giảm chi thường xuyên cũng chỉ có thể diễn ra từ từ, đòi hỏi mất nhiều thời gian.

Vậy nếu chi ngân sách không thể giảm trong ngắn hạn trong khi thu ngân sách đang chịu sức ép giảm thì Bộ Tài chính phải làm gì để bù đắp cho bội chi ngân sách?

Có 3 nguồn bù đắp cho thâm hụt ngân sách: In tiền, vay nợ và tăng thuế.

Trong lịch sử nước ta và thế giới đã chứng minh rằng: In tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách - tạo ra hệ lụy vô cùng tai hại cho nền kinh tế. In tiền bù đắp thâm hụt ngân sách có thể tạo ra lạm phát và lạm phát cũng là một loại thuế đánh vào thu nhập của người dân (gọi là “thuế đúc tiền”). Loại thuế này là thuế lũy thoái; người nghèo và người thu nhập thấp phải gánh chịu nặng nề hơn so với người giàu.

Vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường và cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hơn nữa, vay nợ rốt cục cũng phải trả và thế hệ tương lai sẽ phải trả khoản nợ này. Trong khi đó nợ công đang tăng lên nhanh chóng những năm gần đây.

Nếu như in tiền tạo ra thuế đúc tiền là hình thức đánh thuế mà người dân khó nhận thấy hay vay nợ cũng tạo ra chi phí mà người dân khó nhận thấy thì tăng thuế sẽ dễ nhận biết hơn.

Nhưng trong 3 cách bù đắp cho thâm hụt ngân sách, có lẽ Bộ Tài chính đã phải viện đến các cách thức tài trợ cho bội chi ngân sách bổ sung lẫn nhau, trong đó gồm cả việc tăng thuế và/hoặc mở rộng cơ sở đánh thuế.

PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính):

Các đề xuất là hợp lý, cần thiết, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế
         
   
   
Ông Lê Xuân Trường
   
Cần nhìn nhận đề xuất tăng thuế GTGT trong tổng thể các đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế. Theo đó, rất nhiều đề xuất khác nhằm giảm nghĩa vụ thuế và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh như: Giảm thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 20% xuống 17%; cho phép bù trừ lãi của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác; cho phép hoàn thuế đối với trường hợp lũy kế thuế đầu vào chưa khấu trừ hết từ 12 tháng hoặc 4 quý trở lên…

Đề xuất tăng thuế suất thuế GTGT được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp kiểm soát chi tiêu công và tiết kiệm ngân sách.

Tôi cho rằng, nên mạnh dạn đưa thêm vào diện chịu thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ khác nữa sao cho đảm bảo đối tượng không chịu thuế GTGT chỉ còn lại khoảng từ 7 đến 8 nhóm theo thông lệ quốc tế. Làm như vậy, vừa mở rộng cơ sở thuế, vừa giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn khi phải hướng dẫn những trường hợp không thể xác định là đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế do vừa phân biệt theo tính chất lý hóa, vừa phân biệt theo mục đích sử dụng của sản phẩm. Đồng thời, sửa đổi theo hướng này sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, giảm bớt những tác động méo mó.

Về thuế TTĐB, theo tôi cần nghiên cứu mở rộng thêm diện chịu thuế, ngoài đề xuất đưa vào diện chịu thuế TTĐB đối với nước ngọt, thì có thể nghiên cứu bổ sung thêm mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ vào diện chịu thuế TTĐB. Còn về thuế TNDN, nên nghiên cứu giảm bớt các ưu đãi thuế. Các ưu đãi về thuế TNDN hiện nay đang quá rộng và phức tạp.

Tổng Thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân, chuyên gia kinh tế Đào Huy Giám:
Tăng thuế GTGT, giảm thuế thu nhập là cách làm phù hợp với thế giới

         
   
   
Ông Đào Huy Giám
   
Là một chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách thương mại trong đó có chính sách thuế, tôi đánh giá tích cực về chương trình cơ cấu lại các khoản thuế được nêu trong dự thảo của Bộ Tài chính.

Điều chỉnh thuế GTGT, thuế suất tăng lên áp dụng chung với mọi hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường Việt Nam, kể cả hàng nhập khẩu, không tác động đến đến hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo chính sách phát triển, do vậy không trực tiếp làm giảm sức cạnh tranh của hầu hết DN.

Trong điều kiện một số nguồn thu chính trước đây đang giảm nhanh, cần cơ cấu lại nguồn thu phù hợp với quy luật và thực tế phát triển. Do vậy tôi cho rằng việc xem xét tăng thuế GTGT, đưa ra một lộ trình tăng dần, gắn liền với trách nhiệm chứng minh chất lượng và hiệu quả quản lý nguồn lực công là cần thiết.

Về cơ bản đề án của Bộ Tài chính phù hợp với thông lệ phổ biến trên quốc tế, với bối cảnh kinh tế chính sách trong giai đoạn hiện nay.

Chính phủ đã và đang hành động quyết liệt để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn lực này, tạo nguồn cho các chương trình ưu tiên trong nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển. Khi những yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn lực công được quan tâm thực hiện, tôi tin rằng dự án sửa đổi thuế sẽ được DN, người dân chia sẻ. Đề án có cơ hội lớn sẽ thành công, hơn thế nữa còn đóng góp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, DN, bảo đảm thu nhập thực tăng lên bền vững của người dân.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh):
Sửa các luật thuế cần đảm bảo tính nhất quán, minh bạch
         
   
   
Ông Nguyễn Hồng Thắng
   
Hàng năm, Quốc hội, Chính phủ đều công khai thu chi ngân sách và dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Mọi khoản thu - chi ngân sách đều được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng mới thông qua và có cơ chế giám sát chặt chẽ. Do vậy, việc Bộ Tài chính lấy ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế là việc cần thiết phải triển khai cho phù hợp với thực tiễn và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thực tế, việc điều chỉnh một số nội dung của các sắc thuế mà Bộ Tài chính xin ý kiến đều nằm trong lộ trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

Với một chính sách mới, chắc chắn trong dư luận sẽ có nhiều luồng ý kiến thuận hay không thuận cũng là dễ hiểu. Quan trọng là cơ quan chủ quản cần tăng cường thông tin tuyên truyền, giải thích cụ thể về những cải cách đã hoạch định để người dân hiểu, đồng cảm và ủng hộ.

Theo tôi, mở rộng cơ sở thuế là thẩm quyền của mỗi chính phủ song cần tuân thủ luật pháp cùng những thông lệ và cam kết quốc tế. Khi công dân có niềm tin vào tính công bằng và minh bạch của hệ thống chính sách thuế cùng với tính liêm chính và hiệu quả của Chính phủ thì chúng ta hoàn toàn có khả năng để gia tăng số thu thuế so với GDP trên nền tảng mở rộng cơ sở thuế.

Việc sửa cùng lúc nhiều luật sẽ đảm bảo được việc thay đổi đồng bộ và sự tương thích giữa các luật với nhau, khắc phục được những vướng mắc của các luật thuế hiện hành. Đồng thời, đây cũng là một bước để người dân có cơ hội thấy toàn cảnh hệ thống chính sách thuế của chúng ta.

Do vậy, nguyên tắc của việc sửa các luật thuế là đảm bảo đúng bản chất của từng sắc thuế, đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tập trung sửa những bất cập so với thực tế, thống nhất với hệ thống pháp luật.

KIM THANH (tổng hợp)