Brexit và câu chuyện tác động đến nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Anh

Kiểm toán quốc tế - Ngày đăng : 18:00, 26/01/2017

(BKTO)- Năm 2016 đã khép lại với nhiều diễn biến có tầm ảnh hưởngtrên toàn thế giới. Cuối tháng 12 vừa qua, nhiều tờ báo của Anh như TheTelegraph, Accountancy… đã bình chọn sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU) -Brexit là một trong số các sự kiện nổi bật trong năm, bên cạnh các sự kiện mangtính tác động như: Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đảochính ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lãnh tụ Cuba qua đời, khủng hoảng ở Syria… Sự kiện Brexit được dự đoán sẽ gây ra bấtổn trên các thị trường tài chính, đặc biệt là tác động mạnh mẽ tới nghề nghiệp kếtoán và kiểm toán tại Anh.


Ngày 23/6/2016, sau cuộctrưng cầu dân ý,52% người Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU. Sự kiện này đã gây chấn động cả thế giới, làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế, chính trị của quốc gia vốn được coi là một trong những trụ cột của EU, đồng thời kéo theo những nguy cơ bất ổn lớn cho EU cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, ông David Cameron cũng từ chức và bà Theresa May lên thay. Bà Theresa May hứa rằng sẽ thực hiện Hiệp ước Lisbon để hoàn thành việc rời khỏi EU trước ngày 31/3/2017.

Anh có nguy cơ mất vai trò trung tâm dịch vụ kế toán, kiểm toán

Trong khối EU cho tới nay, Anh vẫn là trung tâm dịch vụ tài chính và ngành công nghiệp tài chính Anh hưởng lợi lớn từ việc tiếp cận các thị trường tài chính riêng lẻ. Khu vực dịch vụ kế toán, kiểm toán của Anh ngày càng lo ngại về triển vọng kinh doanh sau khi người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU. Các công ty dịch vụ tài chính nêu ba rủi ro lớn liên quan Brexit, gồm các tác động tiêu cực lên nền kinh tế, những thay đổi trong tiếp cận thị trường EU và khả năng lợi suất trái phiếu thấp.

Trung tâm dịch vụ tài chính London trở nên bất ổn hậu Brexit
Ảnh: ST
Kết quả khảo sát mới nhất về lòng tin do Liên đoàn các Doanh nghiệp Anh và công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC hợp tác thực hiện cho thấy, trong quý III/2016, lòng tin của các công ty kế toán, kiểm toán, quản lý đầu tư và ngân hàng giảm trong ba quý liên tiếp. Người đứng đầu bộ phận tài chính của PwC Andrew Kail cho biết, lòng tin giảm là mối quan ngại lớn. Các DN đang cân nhắc việc chuyển trụ sở khỏi Anh, do e ngại Anh và EU không đạt được những thỏa thuận thương mại thuận lợi trong tương lai sau Brexit. Vai trò là trung tâm tài chính của Anh đứng trước nguy cơ lớn, nhất là khi có tới 2 triệu dân Anh làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.

Báo cáo của Công ty Kiểm toán PwC ước tính xu hướng dịch chuyển các mảng dịch vụ sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh giảm bớt đi 0,4% đến năm 2030, trong khi các rào cản thương mại sau khi cơ chế “quyền hộ chiếu” bị vô hiệu hóa sẽ khiến sức đóng góp của các ngành dịch vụ tài chính vào kinh tế Anh giảm khoảng 0,6-2,2% GDP. Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo rằng đến năm 2030, Vương quốc Anh sẽ mất khoảng 30.000 việc làm.

Xét về khía cạnh kinh tế nói chung, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, người dân Anh sẽ nghèo đi nếu quốc gia này rời khỏi EU. Cụ thể, trong vòng 4 năm, tức là tính đến năm 2020, mỗi người lao động ở Anh sẽ chịu tổng thiệt hại 3.200 USD bằng một tháng lương hiện tại. GDP của Anh sẽ giảm 3,3% trong 4 năm tới và giảm 5,1% vào năm 2030. Những tác động từ bất ổn kinh tế, thuế tăng, việc giảm lao động di cư và những biến động đối với đồng Bảng là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này.

Brexit – tác động lên cải cách kiểm toán

Trong tháng 6/2016, sự kiện Brexit đã tác động tới lợi ích của các hãng kiểm toán khi EU quyết định tiến hành cải cách kiểm toán. Các quy định mới về kiểm toán của EU bắt đầu được áp dụng vào ngày 17/6/2016 góp phần nâng cao tính minh bạch trong các Báo cáo tài chính, mang lại cho các kiểm toán viên một sứ mệnh độc lập hơn, củng cố vai trò giám sát trên toàn EU.

Vào thời điểm Anh quyết định rời EU, phạm vi các yêu cầu quy định trong cải cách kiểm toán sẽ thay đổi đối với các công ty kiểm toán của EU khi cung cấp các dịch vụ cho các công ty có trụ sở tại Anh hay các công ty con, chi nhánh của các công ty đó tại Anh và tại EU. Như vậy các dịch vụ kiểm toán cho các công ty cư trú tại Anh chỉ có thể được cung cấp bởi các công ty kiểm toán được công nhận và có trụ sở tại Anh. Điều này tương tự với các nước châu Âu khác.
Trong dài hạn, khung pháp lý của Anh có thể thay đổi, nhưng nhiều khả năng rằng Anh sẽ tiếp tục áp dụng nhiều chế độ EU để duy trì tiếp cận thị trường. Những công ty có tính chất đa quốc gia vẫn sẽ phải đối mặt với những thách thức của việc thực hiện phương thức khác nhau tại các nước thành viên EU khác nhau. Ủy ban các Cơ quan giám sát kiểm toán châu Âu (CEAOB) - một ủy ban mới thành lập có chức năng giám sát công tác kiểm toán trên toàn EU- sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa sự nhất quán.

CEAOB cho rằng, không ai có thể dự đoán một cách chính xác về những gì sẽ diễn ra sau Brexit. “Đây là một sự kiện lớn, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Các hãng kiểm toán cần xem xét đến viễn cảnh tương lai và đánh giá dựa trên cơ sở khách hàng của mình./.
(Nguồn: PwC, Accountancy Age)
NGỌC QUỲNH