Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Chính trị - Ngày đăng : 13:20, 23/01/2022

(BKTO) - Công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2021 đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, đóng góp tích cực trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Năm 2022, ưu tiên hàng đầu của công tác ngoại giao kinh tế là phục vụ mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.


Đây là chủ đề được trao đổi, thảo luận tại Hội nghị triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do Bộ Ngoại giao tổ chức vào chiều tối 21/01, tại Hà Nội.
                
   

Quang cảnh Hội nghị.Ảnh: DIỆUTHIỆN

   

Báo cáo về kết quả công tácngoại giao kinh tế năm 2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế nhấn mạnh, năm 2021 vừa khép lại là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, song cũng là năm có rấtnhiều khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam do tác động củađại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh đó, trên cơ sở bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai quyết liệt, đóng góp tích cực trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, với các điểm sáng là hoạt độngngoại giao vắc xin, công tác tham mưu, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, kết nối thương mại - đầu tư gắn với các hoạt động đối ngoại cấp cao…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với báo cáo và đánh giá công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2021 đã được triển khai với tinh thần hết sức chủ động và khẩn trương, đáp ứng đúng với yêu cầu của Chính phủ, nhu cầu của địa phương và doanh nghiệp.

Các đại biểu cho rằng, năm 2022, bối cảnh và tình hình thế giớicó nhiều thay đổi so với năm 2021, theođósẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ítthách thức tác động đếnnền kinh tế Việt Nam. Nổi bật là, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục đà phục hồi, các xu thế phát triển xanh, kinh tế số là xu hướng không thể đảo ngược, nhưng tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia sẽ không đồng đều, cùng với đó là lạm phát, giá nhiên liệu dự báo sẽtăng vàdịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục..., tất cảsẽ đemđếnnhiều khó khăn chonền kinh tế Việt Nam.

Do đó, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 cần tiếp tục được triển khai với tinh thần quyết liệt của năm 2021, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nền tảng để kinh tế nước ta bứt phá, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn biểu dương công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2021 đã đạt đượcnhiều thành tích nổi bật, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào nỗ lực chung của đất nước về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 là phục vụ mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với 3 nhiệm vụ chính.

Trước hết là tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phục vụ chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Song song với đó là thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, kịp thời nắm bắt những xu hướng mới, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số..., củng cố nền tảng hợp tác kinh tế phục vụ cho việc phục hồi, phát triển đất nước trong dài hạn.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của địa phương và doanh nghiệp, chú trọng đôn đốc triển khai hiệu quả các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Namkết nối với thị trường nước ngoài, tận dụng các cơ hội mà các xu thế mới mang lại.

Để triển khai các mục tiêu trên, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế cần tăng cường tranh thủ tối đa, tận dụng tốt nhất các nguồn lực phát triển mới như từ các quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư xanh, các sáng kiến khu vực và đa phương.

Bên cạnh đó, công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế với các đối tác, hình thành các cơ chế phối hợp liên ngành trong hỗ trợ triển khai ngay một số lĩnh vực ưu tiên như khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… để tạo động lực bứt phá cho tăng trưởng.

Trong hoạt động với các đối tác nước ngoài, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, kết nối với địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt là cần tranh thủ nhân dịp tiến hànhcác hoạt động tiếp xúc cấp cao và tổ chức các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài, nhằm tăng cường quảng bá tiềm năng của các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tới các đối tác quốc tế./.
DIỆU THIỆN