Cần cân nhắc một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Kinh tế - Ngày đăng : 21:06, 21/03/2022

(BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định tại Dự thảo vẫn còn bất cập, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, xem xét.


                
   

VCCI cho rằng cần cân nhắcmột số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản -Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

   

Cụ thể, đối với hành vi “sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá không truyền thông tin về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá trong quá trình hoạt động”, Dự thảo quy định khác nhau về khung xử phạt.

Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 20 Dự thảo quy định xử phạt trong khung từ 300.000.000 đồng - 500.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 24mtrở lên; hoặc từ 15m đến dưới 24m trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Tại điểm c khoản 2 Điều 20 Dự thảo quy địnhxử phạt trong khung từ 500.000.000 - 700.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Tại điểm c khoản 6 Điều 35 Dự thảo quy địnhxử phạt trong khung từ 100.000.000 đồng - 300.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m.

Theo VCCI, quy định khác nhau về khung xử phạt như trên sẽ gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét điều chỉnh lại để đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng trong thực thi.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 37 Dự thảo quy định, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm “không đăng ký lại tàu cá theo quy định” là “buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá”.

Tuy nhiên, VCCI cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì tàu cá phải đăng ký lại trong trường hợp “Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, bị rách nát, hư hỏng”; “thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số của tàu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá”; hoặc tàu cá “thay đổi thông tin của chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá”; “tàu cá hết thời hạn cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê” (quy định tại điểm b khoản 10 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT).

“Đối với hành vi vi phạm không đăng ký lại tàu cá theo quy định, như Dự thảo quy định bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải phá dỡ hoặc chuyểnđổimục đích sử dụng của tàu cálà quá nặng. Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này” - VCCI góp ý.../.

DIỆU THIỆN