Hãy để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau
Xã hội - Ngày đăng : 16:15, 07/01/2016
(BKTO) - Tối ngày 12/12/2015 (theogiờ Việt Nam), đại diện195 quốc gia và Liên minh châu Âu tham dự Hội nghị cácbên tham gia Côngước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Paris đã thông qua hiệp ước đầu tiên về biếnđổi khí hậu sau 2 tuần đàm phám đầy cam go, kịch tính và cũng là kết thúc 4 nămđàm phán bền bỉ.
Từphải sang: Tổng thống PhápFrancoisHollande,Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus, Tổng thư ký Liên Hiệp QuốcBan Ki-moon trong thời điểm lịch sử khi bản Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu chính thức thông qua tạiCOP21 ngày 12/02/2015. Ảnh: TS
Gian nan con đườnghợp tác bảo vệ môi trường
Sau khi Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus điều hành phiên họp gõ búa, không nén được xúc động nói: “Tôi không thấy có sự phản đối nào. Tôi tuyên bố Hiệp ước Paris về khí hậu được thông qua!”, gần 2.000 đại biểu có mặt trong hội trường Trung tâm hội nghị Le Bourget đã đứng dậy vỗ tay và ôm hôn nhau, đánh dấu thời khắc không thể nào quên: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tất các các Chính phủ hợp tác với nhau bảo vệ môi trường và tương lai Trái đất với một mục tiêu cao vọng.
Đây cũng được coi là bước đột phá trong nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong suốt hơn 2 thập kỷ qua nhằm thuyết phục các Chính phủ hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm mà các nhà khoa học cho rằng đang khiến nhiệt độ của Trái đất tăng lên. Hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng cao và sa mạc hóa gia tăng đều có liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu với những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Có thể nói, biến đổi khí hậu đang được coi là nguy cơ nghiêm trọng hàng đầu, bên cạnh nạn khủng bố, mà thế giới đang phải đối mặt.
Ngược dòng thời gian, bắt đầu từ năm 1995, lần đầu tiên Hội nghị cấp cao các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc vềbiến đổi khí hậu (gọi tắt là COP - Conference of Parties) được tổ chức tại Berlin, CHLB Đức (COP1). Tại đó các bên nhận thấy rằng sự tham gia tự nguyện là chưa đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu và thống nhất sẽ tổ chức họp hội nghị hàng năm để tiến tới đạt được những cam kết ràng buộc trước năm 2000.
Năm 1997, COP3 được tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) với việc thông qua Nghị định thư Kyoto. Theo Nghị định này, các nước phát triển cam kết sẽ giảm ít nhất 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào 2012, nhưng Mỹ - nước thải ra khí CO2nhiều thứ hai trên thế giới - đã ngay lập tức tuyên bố không thông qua Hiệp ước. Trung Quốc và một số quốc gia đang phát triển chỉ chấp nhận một cách không chính thức bản Hiệp ước này.
Năm 2007, COP13 tại Bali (Indonesia) chấp thuận “Lộ trình Bali”, thành lập một nhóm xúc tiến đàm phán về hoạt động hợp tác lâu dài trước năm 2012. Việc này bắt đầu con đường đi tới Hiệp định toàn cầu dự định sẽ đạt được tại COP15. Tuy nhiên, COP15 tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009 đã thất bại hoàn toàn với việc các bên không đạt được một thỏa thuận ràng buộc.
Năm 2015,COP21 được tổ chức tại Paris (Pháp) từ ngày 30/11 đến 12/12 đã đạt được thỏa thuận lịch sử. Đây là hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước tới nay do Pháp tổ chức có sự tham gia của 40.000 đại biểu đến từ 195 quốc gia với 80 nguyên thủ, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - ba nhà lãnh đạo của ba quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia đã có mặt trong lễ khai mạc chính thức COP21.
Cả thế giới chào mừng “cuộc cách mạng về biến đổi khí hậu”
Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đã đồng loạt bày tỏ hoan nghênh Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo thế giới, các chính trị gia, các nhà khoa học, các đại biểu dự Hội nghị đã nhấn mạnh rằng, đây không chỉ là một thỏa thuận, mà còn là một dấu mốc mới mở ra hy vọng cho hơn 9 tỷ người dân trên Trái đất.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố: “Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu là một thành công vĩ đại đối với hành tinh và người dân trên toàn thế giới. Ngày hôm nay, chúng ta có thể nói với con cháu chúng ta rằng: Chúng ta đã chung tay cho việc để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau”.
Với tư cách là nước chủ nhà đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công của COP21, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nhấn mạnh: “Ngày 12/12/2015 là một ngày tuyệt vời đối với Trái đất. Trong nhiều thế kỷ, đã có hàng loạt cuộc cách mạng ở Paris, song đây là cuộc cách mạng đẹp và yên bình nhất mà chúng ta có - cuộc cách mạng về biến đổi khí hậu”.
Từ Washington, trong phát biểu vào sáng sớm ngày 13/12 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi thỏa thuận khí hậu đạt được tại COP21 là “mạnh mẽ và mang tính lịch sử”, là “cơ hội tốt nhất” để bảo vệ Trái đất trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ông cũng nhấn mạnh, đây là “một bước ngoặt đối với thế giới”, một cơ sở giúp thiết lập khuôn khổ bền vững để đối phó hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời cho thấy những cơ hội đầu tư, đối mới và sử dụng năng lượng sạch ở quy mô chưa từng thấy.
Trong khi đó, phát biểu khi kết thúc Hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ca ngợi “đây là một chiến thẳng lớn dành cho người dân toàn thế giới chứ không chỉ riêng quốc gia nào”. Theo ông Kerry, Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu là một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu toàn cầu có tham vọng mạnh mẽ nhất từng được đàm phán. Không giống các thỏa thuận khác, thỏa thuận Paris có khả năng thực hiện thành công bởi nó có sự tham gia của tất cả các nước.
Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là hai nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất trong số sác nước đang phát triển - đều hoan nghênh thỏa thuận lịch sử tại Paris và cho rằng, đây là bước tiến đến tương lai tươi sáng hơn.
Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar phát biểu trong tiếng vỗ tay kéo dài của đại diện các nước: “Những điều chúng ta đã thông qua không chỉ là một thỏa thuận. Chúng ta đã viết ra một chương mới cho hy vọng về cuộc sống của 9 tỷ người trên hành tinh này. Ngày hôm nay, chúng ta cam đoan với thế hệ tương lai rằng, chúng ta sẽ cùng nhau giảm thiểu những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra và sẽ giúp Trái đất trở nên tốt đẹp hơn”.
Đại diện Trung Quốc Xie Zhenhua cho biết: “Thỏa thuận này cho thấy các quốc gia trên thế giới vừa có một bước tiến lịch sử. Các quốc gia đã có sự lựa chọn đúng đắn và đem lại lợi ích cho người dân của họ, chịu trách nhiệm cho thế hệ tương lai và đem lại lợi ích cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới. Đây thực sự là hành động kỳ diệu mà thế hệ chúng ta đã thực hiện”.
Thỏa thuận tại COP21 cũng đã được nhiều nhà khoa học và các nhà hoạt động môi trường hoan nghênh, coi đây là một bước tiến chính trị lớn trong vấn đề chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trong Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, lần đầu tiên khái niệm “công lý khí hậu” được nêu lên và ghi nhận. Đó là các nước giàu phải đóng góp tài chính nhiều hơn và giảm khí thải nhà kính nhiều hơn các nước nghèo. Mặc dù Mỹ và các quốc gia phát triển khác phản đối việc họ phải gánh phần lớn đóng góp tài chính nhưng cuối cùng các nước cũng đạt được thỏa thuận: Để trả “món nợ khí hậu” đối với nhân loại, kể từ năm 2020, các nước giàu cam kết sẽ đóng góp 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu được đánh giá là một thỏa thuận công bằng và bền vững. Thế nhưng, câu hỏi được dư luận hết sức quan tâm là làm thế nào để giám sát việc thực hiện hoặc có những chế tài ra sao để buộc các nước phải tuân thủ các cam kết đã ký kết?
Những thỏa thuận chính của Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu :
1- Mục tiêu dài hạn: Đảm bảo sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và cố gắng giới hạn ở mức 1,5 độ C.Để đạt được mục tiêu trên, các Chính phủ cam kết ngăn chặn sự gia tăng của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính một cách “sớm nhất có thể”.
2. Mục tiêu giảm lượng khí thải: Các nước nhất trí đặt ra mục tiêu của từng nước về giảm lượng khí thải theo từng giai đoạn 5 năm. Chỉ các nước phát triển mới phải cắt giảm lượng khí thải theo mục tiêu tuyệt đối, trong khi các nước đang phát triển được khuyến khích để làm như vậy khi năng lực được cải thiện theo thời gian.
3. Rà soát và cập nhật mục tiêu: Yêu cầu các Chính phủ rà soát lại mục tiêu của mình trong vòng 4 năm kế tiếp sau mỗi giai đoạn 5 năm để xác định xem có thể cập nhật mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo như thế nào.
4. Quy định về minh bạch: Tuy không có một chế tài nào đối với các nước không đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhưng Hiệp ước có các quy định về minh bạch nhằm khuyến khích các nước thực hiện những việc mà họ đã cam kết thực hiện.
5. Về tài chính: Hiệp ước quy định các nước giàu tiếp tục hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo giảm lượng khí thải và thích nghi với biến đổi khí hậu. Trước mắt, các nước giàu cam kết đóng góp100 tỷ USD/năm kể từ năm 2010 để giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là “mức trần” đóng góp, đến năm 2025.
HỮU NGUYÊN