Chính sách gia hạn nộp thuế thêm “trợ lực” giúp doanh nghiệp phục hồi

Kinh tế - Ngày đăng : 09:21, 30/03/2022

(BKTO) - Sau 2 năm thực hiện chính sách giãn, hoãn nộp thuế, tiền thuê đất…,Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục ban hành các chính sách này trong năm 2022 nhằm tạo thêm “trợ lực” cho quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN).


Đây là chủ đề được trao đổi tại Hội thảo trực tuyến “Góp ý các Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráptrong nước”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức vào chiều 28/3.
                
   

Hội thảođược tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: D.THIỆN

   

Bổ sung nhiều quy định hỗ trợ doanh nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế cho biết, 2 Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, được xây dựng dựa trên sự kế thừa, phát huy các chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2020-2021 đã được Chính phủ ban hành trước đó. Các Dự thảoNghị định này cũng được trình Chính phủ ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn, khi ban hành sẽ có hiệu lực ngay để kịp thời hỗ trợ cho DN và người dân vẫn đang phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Thông tin cụ thể hơn về các Dự thảo Nghị định trên, bà Phạm Thị Minh Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Tổng cục Thuế cho biết, so với Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước đã bổ sung quy địnhgia hạn thời hạn nộp tiền thuê mặt nước vàquy định gia hạn thời hạn nộp tiền thuê mặt nước như đối với quy định gia hạn nộptiền thuê đất.

Đồng thời, bỏ quy định người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế của năm trước. Việc bỏ quy định này nhằmtạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng bỏ quy định cơ quan thuếáp dụngthực hiện các biện pháp cưỡng chế thuthuế đượcquy định tại điểm D, Đ, E, G, khoản 1, Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đốivới tiền thuế còn nợ của những người nộp thuế được gia hạn theo quy định của Nghị định này…

Đối với Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, so với Nghị định số 104/2021/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian áp dụng Nghị định mới sẽ được kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất lắp ráp xeôtôtrong nước.

Đồng thời, bỏ quy định nếu người nộp thuế gửi giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế sau thời gian quy định thì không được gia hạn thời hạn nộp thuế. Theo Dự thảo Nghị định, thời hạn gửi giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt chậm nhất là ngày 20/11/2022.

Cần mở rộng đối tượng được hỗ trợ

Tại Hội thảo, góp ý cho Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước, Luật sư Nguyễn Văn Bình - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng nên mở rộng đối tượng áp dụng, xét theo khía cạnh lĩnh vực hoạt độngcũng như quy mô DN.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định quy định vềđối tượng áp dụng là DN hoạt độngtrên 2 lĩnh vực là sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Bình, các DN hoạt động trong lĩnh vựcdịch vụ hỗ trợ là một hoạt động không thể thiếu của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đây cũng là lĩnh vực chịu sựtác động trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh, do đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực này cũngrất cần có sựhỗ trợ bình đẳng như các DN trong các lĩnh vực khác.

Trong khi đó, các DN hoạt động trong lĩnh vựcdịch vụ hỗ trợ trên diện rộng chưa được Dự thảo Nghị định đề cập tới, trong Dự thảo Nghị địnhchỉ quyđịnhgia hạn thời hạn nộp các loại thuế cho DN hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.

Về quy mô DN, ông Bình cho rằng, cần bổ sung quy định gia hạn thời hạn nộp thuế cho loại hình DN vừa, bởi lẽ, các DN vừa ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu DN trong nước.

Đồng quan điểm trên, bà Trần Thị Thanh Thư - Đại diện Công ty Luật TNHH BLawyers Việt Namcho rằng, để được công nhận là DN siêu nhỏ và nhỏ (đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Dự thảo Nghị định), DN phải đáp ứng các tiêu chí về cả số lượng lao động và doanh thu hoặc nguồn vốn. Tuy nhiên trên thực tế, có những DN có số lao động chỉ nhỉnh hơn một vài người theo quy định, nhưng cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề, hoạt động kinh doanh đình trệ, doanh thu giảm sút vì dịch Covid-19, thì lại không thuộc đối tượng quy định tại Dự thảo Nghị định để được xin gia hạn thời hạn nộpthuế.

Vì vậy, bà Thư kiến nghị cơ quan soạn thảo nên điều chỉnh lại đối tượng áp dụng quy địnhtại Dự thảo Nghị địnhtheo hướng chỉ tập trung vào những chỉ tiêu thể hiện DN đang gặp khó khăn như: đưa ra mức doanh thu hoặc lợi nhuận cụ thể (ví dụ 1 - 2 tỷ đồng); hoặc mức giảm/tỷ lệ giảm doanh thu so với trung bình doanh thu trong 3 năm trước khi diễn ra dịch Covid-19 (từ năm 2015-2018)…, để mở rộng số lượng DN được hỗ trợ hơn, qua đó góp phần thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Bên cạnh đó, theo bà Thư, tại Dự thảo Nghị địnhquy định cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước là chưa phù hợp, vì không phải bất cứ người nộp thuế nào cũng am hiểu tường tận pháp luật.

"Người nộp thuếcần được biết họ có được chấp nhận gia hạn nộp thuếhay không để thực hiện nghĩa vụ của mình đúng quy định pháp luật. Bởi vì, nếu không được chấp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế cho các kỳ phát sinh tính thuếthì người nộp thuế phải chịu thêm khoản tiền phạt chậm nộp thuế. Điều này không phù hợp với tinh thần hỗ trợ người nộp thuế trong giai đoạn khó khăn hiện nay" - bà Thư nhấn mạnh.

Vì vậy, bà Thư đề xuất cơ quan soạn thảo nên sửa quy định trên theo hướng cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin điện tử cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn thời hạnnộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy đề nghị gia hạn thời hạnnộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước của người nộp thuế…

Ghi nhận các ý kiến trao đổi, góp ý của các đại biểu tại Hội thảo, ông Lưu Đức Huy cho biết, với tinh thần cầu thị,cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thucác ý kiến góp ý, để cân nhắc, xem xét trong quá trình hoàn thiện các Dự thảo Nghị định trên, với mục tiêu nhằm hỗ trợ tốt nhất cho DN, người dântrong bối cảnh khó khăn hiện nay./.
DIỆU THIỆN