Sau sự cố xả thải của Formosa: Biển miền Trung đã thực sự an toàn?

Doanh nghiệp - Ngày đăng : 09:30, 25/08/2016

(BKTO) - Sáng 22/8, tại QuảngTrị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị công bố hiệntrạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải ra môitrường biển của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Những thông tinban đầu từ Hội nghị tương đối lạc quan, nhìn chung những báo cáo củacác chuyên gia đưa ra cho thấy một “bức tranh” môi trường biển đang dầnhồi phục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn khi cho rằng, kết luậndo Bộ TN&MT công bố còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng.


Nước biển đủ điều kiện để tắm và nuôi, trồng thủy sản

Tháng 4 năm nay, sau khi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng làm cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, các Bộ, ban ngành đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. Ngày 28/6 vừa qua, Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm xả thải ra môi trường, chấp nhận đền bù thiệt hại và công khai xin lỗi nhân dân cả nước. Bộ TN&MT đã huy động lực lượng tham gia tìm nguyên nhân, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng vào cuộc để quan trắc môi trường biển.


Hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế,Ảnh: TK
Tại hội nghị, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện nhóm các nhà khoa học đã thông báo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Theo đó, nhóm chuyên gia đã sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp đánh giá, trong đó có việc lấy mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu mảng bám keo tụ... Đại diện tất cả các mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm, từ đó có kết quả đánh giá bước đầu. Cụ thể, về chất lượng nước biển, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN10 MT:2015/BTNMT về PH, tổng số chất rắn... Hàm lượng Xyanua giảm dần từ tháng 5 đến tháng 6 ở Quảng Bình rồi giảm dần ở cuối Thừa Thiên - Huế. Hàm lượng Phenol trong nước tháng 5 cao, tập trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, đến tháng 6, Phenol phân tán và chuyển dịch sang Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, đến nay thì giảm dần.
Chất lượng nước biển có thông số nằm trong giới hạn cho phép, các bãi tắm đều đạt quy chuẩn. Tổng Phenol trong trầm tích từ tháng 5 phân bố ở khu vực giáp ranh giữa Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó, hàm lượng Phenol phân bố ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và có xu hướng giảm dần. Đến thời điểm này, chất lượng nước biển an toàn, chất lượng trầm tích nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng ở vùng Sơn Dương (Hà Tĩnh), một số vùng ở Quảng Bình gần bờ biển tập trung cao Phenol và xyanua vẫn cần được giám sát chặt chẽ.

Về mảng keo tụ, trong các khu vực có rạn san hô và rạn đá ngầm được khảo sát trong tháng 6 vẫn còn hiện tượng lớp màng màu vàng bám trên bề mặt. Hệ sinh thái rạn san hô vào tháng 4, tháng 5 chết trắng, sau đó dần khôi phục và xuất hiện rong phủ tốt hơn. Theo đánh giá, 100% rạn san hô có dấu hiệu bị tẩy trắng một số vùng, nhưng sau đó có phục hồi. Đến thời điểm này không còn hiện tượng san hô chết hàng loạt như cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm môi trường biển các hệ sinh thái 4 tỉnh miền trung cho thấy, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ (Sơn Dương, phía đông Nhật Lệ - Quảng Bình, Hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế) có khả năng phân tán các chất trong nước, nên cần theo dõi chặt chẽ.

An toàn hải sản bao giờ được công bố?

Về chất lượng hải sản đánh bắt, theo kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của mẫu hải sản cho thấy, hàm độ một số chất ô nhiễm giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số ý kiến đã tỏ rõ sự băn khoăn với các nội dung của bản kết luận phân tích kết quả quan trắc. Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu thắc mắc trong kết luận có nói môi trường có cơ chế tự phục hồi, vậy việc phục hồi sau ô nhiễm là do bay hơi, hòa tan hay phát tán? Ngoài ra, với kết luận ngưỡng giá trị các độc tố như phenol, xyanua theo tiêu chuẩn Việt Nam thì chưa có nhưng vẫn khẳng định nằm trong giới hạn cho phép, vậy giới hạn này là bao nhiêu?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân, cho rằng tại kết luận có lưu ý khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương với diện tích khoảng 300 km2, cửa Nhật Lệ (330 km2), hòn Sơn Chà (160 km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, cá biển người dân đánh bắt ở những khu vực này đã ăn được chưa? Câu hỏi này đã đặt ra nhiều lần, hỏi nhiều người và đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, tới đây, các nhà khoa học sẽ xác định cụ thể địa danh, vùng biển an toàn để người dân nắm rõ, phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản, du lịch tắm biển và các hoạt động thể thao. Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc độ khoa học cho thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vùng biển mà các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo. Riêng vấn đề an toàn hải sản, cần phải chờ đánh giá từ Bộ Y tế dựa trên các kết quả chính xác, khoa học, dựa trên các quy chuẩn nên cần có thời gian để báo cáo cụ thể.

LÊ HÒA