Nghiên cứu, đề xuất Sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015: Khắc phục bất cập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN

Đối nội - Ngày đăng : 21:05, 18/04/2018

(BKTO) -- Sáng nay (18/4), tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, KTNN tổ chức Hội thảo “Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015”. Hội thảo diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh - Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên và Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế Lê Anh Dũng.



Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước Đặng Thế Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: NGUYỄN HỒNG
Tham dự Hội thảocó gần 100 đại biểu. Về phía các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan,tổ chức T.Ư, các địa phương có: ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên T.ƯĐảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An; ông Hoàng ĐứcThắng - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng trị; PGS, TS. Đặng Văn Thanh -Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ; đạidiện Vụ Tài chính - Ngân sách, Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnhđạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế; các nhà khoa học; đại diệncác trường đại học cùng các cơ quan truyền hình, thông tấn báo chí đến dự và đưa tin.


         
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh:
   Chỉ tính riêng năm 2017, có 121 trường hợp không cung cấp tài liệu dẫn tới các Đoàn kiểm toán không thể thực hiện kiểm toán được nội dung theo kế hoạch. Qua theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán cho thấy, số kiến nghị kiểm toán của KTNN không được các đơn vị thực hiện còn khá cao (năm 2015 có 35,7% kiến nghị về tài chính tương ứng số tiền 8.179 tỷ đồng; năm 2016 có 24,4% kiến nghị về tài chính tương ứng số tiền 5.097 tỷ đồng chưa được các đơn vị thực hiện)… làm thất thu NSNN, giảm hiệu quả hoạt động kiểm toán và tính nghiêm minh của pháp luật. Biện pháp chủ yếu hiện nay KTNN áp dụng là đôn đốc, nhắc nhở. Để khắc phục tình trạng này, cần có những quy định cụ thể hơn về chế tài xử lý khi đối tượng vi phạm.
Về phía KTNN, tham dự Hội thảo cóđại diện lãnh đạo cácđơn vị trực thuộc KTNN.

Khai mạc và dẫn đề Hội thảo, PhóTổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nêu rõ: Luật KTNN năm 2015 được Quốc hộikhóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 9, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.Đây là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luậtvề KTNN theo hướng thể chế hóa quy định tại Điều 118, Hiến pháp 2013.

Công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn với việc hộinhập quốc tế đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu lực và hiệu quảhoạt động của KTNN. Sau gần 3 năm thi hành, một số quy định của Luật KTNN năm2015 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, như: nhiệm vụ, quyền hạn củaKTNN chưa tương xứng với vị trí, chức năng được giao; phạm vi, đối tượng kiểmtoán và đơn vị được kiểm toán chưa đồng bộ, thống nhất; quy định về đơn vị đượckiểm toán chưa bao quát hết các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công; thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTNN.

Một số quy định củaLuật cũng cần phải được quy định chi tiết cụ thể hơn, như: quy định đối với ý kiếncủa KTNN trình Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổngân sách T.Ư, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia,dự án quan trọng quốc gia; nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cánhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu củaKTNN, Kiểm toán viên nhà nước…
Bên cạnh đó, hệ thốngpháp luật chưa đồng bộ, nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất nênkhông tránh khỏi khó khăn khi tiến hành các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung và KTNNnói riêng.

Từ thực tiễn trên,thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảngkhóa XII, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch 07-KH/TW ngày 27/11/2017, Đảng ĐoànQuốc hội ban hành Kế hoạch 735-KH/ĐĐQH ngày 18/01/2018 xác định nhiệm vụ xemxét sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật KTNN và phải hoàn thànhtrong năm 2019.

Thi hành Nghịquyết và các kế hoạch trên, KTNN đã thành lập Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung LuậtKTNN, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo trình tự của Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật.

Trong quá trình thựchiện, KTNN tổ chức sơ kết thi hành Luật, kế thừa những quy định còn phù hợp, khắcphục hạn chế của Luật hiện hành, bám sát thực tiễn của Việt Nam, có tham khảo kinhnghiệm KTNN các nước. “Việc tổ chức Hội thảo này nhằm đánh giá Luật KTNN đúngthực trạng, đạt chất lượng”- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nhấn mạnh.

Lưu ý một số nộidung chủ yếu về quan điểm sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015, Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước Đặng Thế Vinh khẳng định, những ý kiến chia sẻ tại Hội thảo có ýnghĩa quan trọng giúp KTNN nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xemxét và thông qua việc sửa Luật, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chứcvà hoạt động của KTNN.

Quang cảnhHội thảo. Ảnh: NGUYỄN HỒNG

Tại Hội thảo, vớitinh thần khoa học và tôn trọng kinh nghiệm thực tiễn, từ những góc nhìn khácnhau, các tham luận, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài Ngành đã tậptrung làm rõ vấn đề về đối tượng kiểm toán của KTNN, trong đó, đánh giá sự cầnthiết bổ sung các đơn vị được kiểm toán và phạm vi kiểm toán của KTNN bảo đảmbao quát hết đối tượng kiểm toán của KTNN theo Hiến pháp (nhất là lĩnh vực kiểmtoán thuế, lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, công nghệ thôngtin, đơn vị được hỗ trợ NSNN...).

Các ý kiến cũng tậptrung xem xét mối quan hệ phối hợp, phạm vi thực hiện theo chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan, tổ chức bảo đảm hạn chế trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt độngthanh tra, kiểm tra với hoạt động của KTNN; đồng thời đề nghị nghiên cứu, làm rõquy định chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN của đơn vị được kiểmtoán và của tổ chức, cá nhân có liên quan; các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaKTNN trong phòng, chống tham nhũng và xử lý tố cáo đối với hành vi vi phạm trongquản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công…
Ngoài ra, các đại biểu còn kiến nghịrà soát, xem xét tính khả thi của một số quy định trong Luật KTNN năm2015 như: thời hạn kiểm toán; thời hạn lập và gửi báo cáo kiểm toán của cuộc kiểmtoán…

Phát biểu bế mạc Hộithảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nhấn mạnh, Hội thảo đã hoàn thành chương trình làm việcvà đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Cảm ơn và đánh giácao chất lượng của các bài tham luận cũng như các ý kiến phát biểu trực tiếp tạiHội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: Ban Tổ chức Hội thảoghi nhận và tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của các nhà khoa học, nhà quảnlý, các vị đại biểu. “Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng cả về lý luận và thựctiễn để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện việc rà soát, đánh giá Luật nhằm đưa ra nhữngđề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 bảo đảm hiệu quả, chất lượng và tiếnđộ”- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước nói.
         
Ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính - Ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh:
   Việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần tập trung làm rõ quy định về chức năng, nhiệm vụ của KTNN, nhất là chức năng đánh giá và xác nhận, đây là hai chức năng quan trọng của KTNN, đồng thời là cơ sở để phân biệt rõ chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác. Cùng với đó, cần đối soát với Luật NSNN năm 2015, Luật Thanh tra năm 2010 để đảm bảo phân công, phối hợp chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, tránh chồng lấn, trùng lặp; hạn chế việc một đơn vị vừa được thanh tra vừa được kiểm toán; đặc biệt là làm rõ phạm vi của các cuộc kiểm toán với thanh tra, kiểm tra; tránh tình trạng như hiện nay một số đơn vị xin được kiểm toán một phần để coi như hợp thức tránh bị các cơ quan chuyên ngành vào thanh tra, kiểm tra sâu. Cần coi Báo cáo kiểm toán là cái gốc để trên cơ sở đó cơ quan thanh tra xem xét có cần thanh tra, làm sâu thêm thì mới tiến hành thanh tra.

Đ.KHOA