Thẩm định chương trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng
Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 08:42, 06/01/2023
Cùng tham dự cuộc họp có các thành viên trong Hội đồng và Ban rà soát, bổ sung, hoàn thiện Chương trình (Ban rà soát).
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài TCNH cấp độ 1 dành cho công chức được phân công kiểm toán lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán TCNH cấp độ cơ bản. Với chương trình này, học viên được trang bị kiến thức tổng hợp về quy trình kiểm toán các tổ chức TCNH có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Chương trình cấp độ 1 có 40 tiết, gồm các chuyên đề: Tổng quan kiểm toán các tổ chức TCNH, Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Nhà nước, Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại ngân hàng thương mại, Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại công ty bảo hiểm.
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài TCNH cấp độ 2 dành cho đối tượng là công chức được phân công kiểm toán lĩnh vực TCNH có từ 4-8 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bổ sung kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán TCNH nâng cao.
Với tổng thời lượng 40 tiết, cấu trúc chương trình gồm các chuyên đề: Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, Kỹ năng kiến toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại, Kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại Ngân hàng Chính xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của công ty bảo hiểm, Kỹ năng phân tích trong kiểm toán các tổ chức TCNH.
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài TCNH cấp độ 3 dành cho công chức được phân công kiểm toán lĩnh vực TCNH có từ 9 năm kinh nghiệm trở lên và các đối tượng khác cần bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực TCNH nâng cao. Với chương trình nâng cao, học viên được trang bị một số kỹ năng khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán, xác định rủi ro và trọng yếu kiểm toán, phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực tại các tổ chức TCNH .
Cấu trúc chương trình gồm 32 tiết, bao gồm các chương: Kỹ năng khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán các tổ chức TCNH, Kỹ năng đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong kiểm tra các tổ chức TCNH, Kỹ năng đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức TCNH.
Theo Ban rà soát, việc biên soạn tài liệu bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, tránh chồng chéo, lặp lại và có tính năng mở để tạo cơ sở cho công việc hoàn thiện, bổ sung, cập nhật kiến thức trong các giai đoạn thiếp theo. Các giảng viên trong quá trình giảng dạy sử dụng kết quả kiểm toán để minh họa cho kiến thức lý luận và thường xuyên cập nhật chính sách, chế độ liên quan đến nội dung giảng dạy.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá Chương trình cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ TCNH theo các cấp độ 1, 2, 3. Hội đồng thẩm định đồng tình với các nội dung đề xuất và đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện Chương trình.
Kết luận tại cuộc họp, TS. Hà Thị Mỹ Dung đề nghị Ban rà soát tiếp thu tối đa các ý kiến của Hội đồng thẩm định, đồng thời nhấn mạnh: Chương trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức TCNH cấp độ 1, 2, 3 là bộ tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực TCNH, vì vậy, cần xây dựng nội dung chi tiết, đầy đủ, theo từng cấp độ và phù hợp với đối tượng là các công chức, kiểm toán viên của KTNN.
Ngoài ra, Ban rà soát cần nghiên cứu, xem xét lại thời lượng giảng dạy cho phù hợp với từng cấp độ, trong đó cấp độ 3 (nâng cao) cần được ưu tiên nhiều thời gian giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm. Tiếp đó là cấp độ 1 (cơ bản) cũng phải có thời gian giảng dạy hợp lý do đối tượng học cần được tiếp nhận những kiến thức cơ bản nhất về kiểm toán các tổ chức TCNH.
Cùng với đó, Chương trình cần bổ sung nội dung về phân tích chính sách. Đây là nội dung khó nhưng cần thiết và là mục tiêu mà KTNN muốn hướng đến trong thời gian tới đối với kiểm toán lĩnh vực TCNH. Với riêng nội dung này, Ban rà soát có thể nghiên cứu, đề xuất mời giảng viên là các chuyên gia ngoài Ngành tham gia giảng dạy, kết hợp với các giảng viên trong Ngành chia sẻ kinh nghiệm và bài tập tình huống thực tiễn./.