Thị trường vốn Việt Nam năm 2016: Triển vọng và thách thức

Ngân hàng - Tín dụng - Ngày đăng : 13:35, 28/01/2016

(BKTO) - Những chỉ số về thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 màUỷ ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) công bố mới đây đã phần nào phản ánhbức tranh thị trường vốn của Việt Nam năm qua với nhiều tín hiệu tích cực. Tuynhiên, theo các chuyên gia, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới năm 2016 sẽcó nhiều biến động khôn lường, gây ảnh hưởng tới việc thu hút các dòng vốn đầutư vào Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp can thiệp kịp thời.



TTCK năm 2015 được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ảnh: TK

Những tín hiệu tích cực

Tín hiệu tích cực của thị trường vốn năm 2015 được minh chứng bởi những con số từ TTCK như: Chỉ số thị trường tăng 6,1% trong bối cảnh thị trường nhiều nước giảm mạnh; tổng giá trị huy động vốn toàn thị trườngđạthơn300 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;quy mô niêm yếtnăm 2015gia tăng tích cực, mức vốn hóa thị trường đạt 1.360 nghìn tỷ đồng(tăng 17% so với cuối năm 2014) vàtương đương 34% GDP (Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà TTCK năm qua được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Nhìn lại năm 2015, không ít chuyên gia kinh tế đã có những nhận định lạc quan về thị trường vốn của Việt Nam. PGS. TS Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) phân tích: chính sách của Nhà nước thời gian qua đã tác động tích cực tới thị trường vốn. Minh chứng là cơ cấu các dòng vốn đã chảy vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn và đi vào đúng các lĩnh vực được ưu tiên. Kỷ luật của thị trường vốn đã được thiết lập trở lại và mang lại những hiệu quả cho phát triển kinh tế đất nước.

Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: năm qua, mặc dù số lượng các DN có chất lượng lên sàn chứng khoán tham gia vào thị trường vốn chưa thực sự là “cú hích” để tạo nguồn chủ lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhưng có thể thấy thị trường vốn và thị trường tín dụng bước đầu có sự gắn kết, phối hợp, thị trường vốn phần nào đã có sự chia sẻ với thị trường tín dụng.

Theo phân tích của các chuyên gia, những tín hiệu tích cực trên là kết quả của việc đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc TTCK, đặc biệt là công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

Cơ hội và thách thức

Năm 2016 được các chuyên gia dự báo là năm mà nền kinh tế Việt Nam sẽ đón nhận thêm những cơ hội thuận lợi từ hội nhập song cũng đứng trước không ít thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy trước những cơ hội và thách thức, viễn cảnh thị trường vốn của Việt Nam sẽ ra sao?

Hội nhập khu vực và quốc tế sẽ mang lại những triển vọng tích cực đối với thị trường vốn của Việt Nam. TS Đặng Ngọc Đức nhận định, việc hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam sẽ tạo điều kiện để các luồng vốn từ nước ngoài vào trong nước nhiều hơn, giúp DN Việt tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của AEC, vốn và các nguồn lực sản xuất kinh doanh sẽ được di chuyển tự do. Nếu có sự thiếu hụt vốn trong nước thì sẽ có nguồn vốn từ các nước ASEAN bù đắp. Hoạt động của thị trường vốn vì thế sẽ minh bạch, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thuận lợi, thị trường vốn của Việt Nam rất có thể sẽ chịu nhiều tác động từ những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính - tiền tệ thế giới. Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới thị trường vốn của thế giới cũng như Việt Nam chính là những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định: Khi FED tăng lãi suất, tất cả những tài sản được “định nghĩa” bằng đồng USD sẽ tăng giá trị và có thể có sự dịch chuyển vốn từ các nền kinh tế mới nổi vào những thị trường lớn, chủ yếu là thị trường Mỹ. Dự báo, năm 2016, FED sẽ có 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất. Với động thái này, rõ ràng tài sản “định nghĩa” bằng đồng USD sẽ tăng tính hấp dẫn, dẫn đến nhiều nhà đầu tư có thể sẽ dịch chuyển vốn từ thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam vào thị trường Mỹ. Do vậy, trong tương lai, chúng ta phải theo dõi xem có hiện tượng các nhà đầu tư ngoại rút vốn không; nếu có thì Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan phải tức thì can thiệp bởi dòng vốn ngoại đóng vai trò quan trọng.

Tương tự, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính - ngân hàng đặt vấn đề: Năm qua, lường trước khả năng tăng lãi suất của FED, dòng vốn đầu tư đã có dấu hiệu chuyển ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, để quay về các nước lớn. Bởi vậy, thời gian tới khi FED tiếp tục có những động thái tăng lãi suất, điều cần thiết đối Việt Nam là phải quản lý tốt được dòng vốn đầu tư để những dòng vốn đó vẫn tiếp tục chảy vào thị trường Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
NGỌC MAI