Thất thoát hàng chục triệu USD tại các DNNN
Kiểm toán quốc tế - Ngày đăng : 15:55, 14/07/2016
(BKTO)- Ngày 01/7, Tổng Kiểm toán Zimbabwe Mildred Chiriđã đệ trình lên Quốc hội bản báo cáo về quản lý tài chính và tài sản côngZimbabwe cho năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/12/2015. Cũng như các cuộc kiểmtoán thường niên trước đây, cuộc kiểm toán năm 2015 đã hé lộ công tác quản trịtài chính yếu kém, tham nhũng và nhiều sai phạm tài chính khác tại một số cơquan nhà nước gây thiệt hại hàng triệu USD.
Tổng Kiểm toán Mildred Chiri.Ảnh: ST
Tổng Kiểm toán Mildred Chiri cho rằng hầu hết các thách thức cản trở hoạt động của lĩnh vực DNNN đều liên quan đến vấn đề quản trị công yếu kém. Một số đơn vị vẫn hoạt động mà không có Ban giám đốc, trong khi đó có trường hợp nhiều thành viên Ban điều hành các DNNN vay tiền của chính các tổ chức mà mình chịu trách nhiệm giám sát.
Tổng Kiểm toán cũng nhận định rằng Chính phủ phải thu hồi về ít nhất 35 triệu USD tiền nợ của các DNNN thông qua Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Zimbabwe trong năm 2010. “Trong tổng số khoản vay hơn 70 triệu USD từ một số tổ chức tài chính thông qua Ngân hàng IDBZ từ năm 2019, chỉ có khoảng 21,6 triệu USD đã được hoàn trả tính đến thời điểm kiểm toán.”, bà Mildred Chiri cho biết.
Hàng năm, KTNN Zimbabwe đều đưa ra các báo cáo, trong đó chỉ trích tình trạng tham nhũng tại các bộ ngành, chính quyền địa phương, song hầu như nhiều khuyến nghị về bắt giữ đều bị bỏ qua và những đơn vị bị cáo buộc hầu như không nỗ lực để hoàn trả các khoản nợ chính phủ. Đáng chú ý trong bản báo cáo, Cơ quan Đường sắt quốc gia Zimbabwe (NRZ) nợ 5 triệu USD, Cơ quan Hàng không dân dụng Zimbabwe (CAAZ) nợ 18,1 triệu USD, Cơ quan Nước sạch quốc gia (ZINWA) nợ 7 triệu USD và Cơ quan Đăng ký hộ tịch nợ 3,5 triệu USD, song không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để hoàn trả.
Tổng Kiểm toán khuyến nghị các đơn vị cần tăng cường các biện pháp quản lý và giám sát tài chính phù hợp nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận và tham nhũng, đồng thời thực hiện đổi mới chính sách nhằm cải thiện năng lực tạo doanh thu của tổ chức.
Hồi tháng 01, Chính phủ Zimbabwe cũng đã yêu cầu một cuộc kiểm toán tất cả các DNNN sau hàng loạt cáo buộc về tham nhũng lan rộng. Tuy nhiên, đến nay kết quả của cuộc kiểm toán vẫn chưa được công bố công khai. Được biết, hàng năm, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đều tiến hành xếp hạng các nước dựa trên mức độ tham nhũng trong khu vực công của quốc gia đó và Zimbabwe luôn nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trên thế giới. Năm 2014, Zimbabwe xếp thứ 156/175 nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất; năm 2015, quốc gia này đứng ở vị trí 150/168 nước. Tổng Kiểm toán Mildred Chiri cho biết, động lực để cơ quan kiểm toán phát hiện các trường hợp sai phạm và tham nhũng là chỉ dẫn tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong nhiệm kỳ của bà từ khi được bổ nhiệm tháng 2/2004, bà đã lập và đệ trình lên Quốc hội 15 bản báo cáo, góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
Mới đây nhất, ngày 12/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tài trợ dành cho Zimbabwe trị giá 20 triệu USD để cấp tài chính cho Dự án tăng cường quản lý tài chính công. Đối tượng hưởng thụ chính của Dự án là Bộ Tài chính và Phát triển Kinh tế, Kiểm toán Nhà nước Zimbabwe, các đơn vị quản lý tài chính Chính phủ và Quốc hội. Nguồn tài trợ này của WB được kỳ vọng sẽ giúp Chính phủ Zimbabwe cải thiện tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát các nguồn lực công của quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao này.
(Nguồn: Allafrica và The Herald)
NGỌC QUỲNH
NGỌC QUỲNH