Huy động nguồn lực quốc tế chung tay xây dựng nông thôn mới

Xã hội - Ngày đăng : 14:00, 24/11/2016

(BKTO) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, tổngnguồn lực đầu tư cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM) là trên 193 nghìn tỷ đồng. Đây là con số lớn, đặc biệt trong điều kiệnNSNN còn nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh nguồn vốn cố định này, sự chungtay hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế được kỳ vọng sẽ góp phần tạo thêm động lực đểnhiều địa phương trong cả nước tiếp tục nỗ lực xây dựng NTM.


Cần nhiều nguồn lực xây dựng NTM

Sau 5 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã trở thành một phong trào sôi động khắp cả nước, làm thay đổi diện mạo nhiều làng quê. Nối tiếp thành công đó, ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai doạn 2016-2020 (Quyết định 1600). Theo đó, cả nước phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phấn đấu có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015…

Nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế sẽ góp phần tạo động lực cho các địa phương nỗ lực xây dựng NTM.Ảnh: TS
Tại Diễn đàn hợp tác quốc tế thúc đẩy nông thôn mới Việt Nam 2016-2020 tổ chức mới đây, ông Trần Kim Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Theo Quyết định 1600, tổng mức đầu tư từ NSNN thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2020 là trên 193 nghìn tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư trên 63 nghìn tỷ đồng; ngân sách địa phương 130 nghìn tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn cố định này, trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách T.Ư để có thể hỗ trợ thêm và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài NSNN để thực hiện Chương trình. Trong đó, giải pháp quan trọng là đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư tư nhân vào cung ứng dịch vụ, hạ tầng nông nghiệp nông thôn; huy động hiệu quả nguồn lực Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác phát triển quốc tế…

Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng Điều phối T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia NTM - hiện tại, Chương trình đang rất cần nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, trường học, y tế, điện… cho những khu vực khó khăn, nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền. Sự chung tay của của các tổ chức quốc tế sẽ giúp hỗ trợ kỹ thuật cho định hướng sản xuất quy mô lớn và xây dựng chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho những khu vực yếu kém; thiết lập các chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu ở nông thôn; nâng cao năng lực xây dựng NTM.

Nhiều cam kết từ quốc tế

Trước yêu cầu tăng cường sự hỗ trợ cho Chương trình xây dựng NTM, đại diện các tổ chức quốc tế đều cam kết tiếp tục có những chính sách đầu tư giúp cải thiện cuộc sống cho các khu vực nông thôn còn khó khăn của Việt Nam.

Ông JongHa Bae - Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam - cho biết: Thời gian qua, FAO đã hợp tác, tư vấn kỹ thuật cho Việt Nam trong việc xây dựng các khung chính sách pháp lý để thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM; đồng thời, có nhiều chương trình hỗ trợ các nông hộ ở nông thôn tiếp cận thị trường, thúc đẩy áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, FAO sẽ có những chương trình cụ thể để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách xóa đói giảm nghèo, duy trì an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua phát triển nông, lâm, thủy sản bền vững, hiệu quả.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), bà Carolina V. FigueroaGeron cho biết, để hỗ trợ các Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam, từ tháng 6/2017, WB sẽ triển khai Chương trình dựa trên kết quả (PforR). Chương trình sử dụng vốn vay khoảng 200 triệu USD của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - một tổ chức thuộc WB. Theo đó, WB sẽ lựa chọn 20 tỉnh đại diện cho 4 vùng có tỷ lệ nghèo cao của Việt Nam là miền núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Nam bộ để thực hiện. Chương trình tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, tạo sinh kế, góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập hộ nông thôn.

Từ thành công của Dự án Saemmaul Undong tại Hàn Quốc trước đây, bà Boram Kim - đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) - cho biết KOICA đang tích cực triển khai, áp dụng kinh nghiệm của Dự án vào Chương trình phát triển nông thôn Việt Nam tại 02 tỉnh Lào Cai và Quảng Trị. Với nguồn lực 13,6 triệu USD, thực hiện trong giai đoạn 2015-2018, KOICA chú trọng vào việc xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ; đào tạo năng lực đội ngũ cán bộ địa phương về chương trình NTM; cải thiện cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ y tế xã; tổ chức sản xuất để tạo thu nhập, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Quá trình triển khai đã cho thấy những tiến bộ rõ rệt.
THANH TÙNG