Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Xã hội - Ngày đăng : 14:48, 15/09/2023
Theo đó, nhiệm vụ chung với giáo dục dân tộc trong năm học 2023-2024 là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đồng thời, ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục dân tộc thiểu số, miền núi.
Ngành cũng tập trung triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khu vực này, đặc biệt trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học.
Cùng với đó, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân tộc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt, quan tâm giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi; đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, công tác thông tin, truyền thông về giáo dục dân tộc.
Về nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn của Bộ lưu ý vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó, tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị T80.
Trong năm học 2023-2024, ngành tăng cường dạy học tiếng dân tộc thiểu số, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời, thực hiện chế độ, chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021-2025). Trong đó, các địa phương cần tập trung rà soát các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp; những điểm nóng, bức xúc, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế, đồ dùng... cho học sinh nội trú, bán trú để xây dựng kế hoạch bố trí vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên, đúng đối tượng thụ hưởng.
Đặc biệt, triển khai đầu tư theo định hướng tập trung, cuốn chiếu, dứt điểm, ưu tiên địa bàn, cơ sở giáo dục khó khăn, không dàn trải nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg.
Ngoài ra, các sở giáo dục đào tạo tiếp tục tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, đẩy mạnh công tác truyền thông trong lĩnh vực giáo dục dân tộc…
Với mong muốn kịp thời phát hiện, chấn chỉnh bất cập cũng như kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh quy định chưa phù hợp, năm 2023, Kiểm toán nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2022; Chuyên đề Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ giai đoạn 2020-2022; Chuyên đề Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán các nội dung: Việc lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán; việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ngân sách và tài sản công; hoạt động có thu và quản lý thu, chi quỹ đơn vị; nguồn vốn, chi phí đầu tư thực hiện dự án; việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022; kinh phí đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính - kế toán, quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước./.