Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: KTNN là công cụ để kiểm soát việc quản lý và sử dụng nợ công
Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 15:40, 02/02/2016
(BKTO) - Năm 2015 khi sửa Luật KTNN, có một điều mà các Đạibiểu Quốc hội quan tâm và tin tưởng giao cho KTNN đó là thực hiện kiểm toán nợcông. Đây là một vấn đề mới. Thực ra ở các nước khác thì người ta kiểm toán từđầu, nghĩa là họ kiểm toán ngay từ lúc chi để không cho hình thành nợ công, chứkhông kiểm toán sau như chúng ta.
Ông Nguyễn Đức Kiên
Hiện nay, phần lớn nợ công của chúng ta là đã chi rồi và giờ chúng ta mới đi sau kiểm toán xem có chi đúng hay không đúng. Điều này chỉ có ý nghĩa để chúng ta biết và rút kinh nghiệm trong công tác điều hành.
Điều bất cập nhất trong quản lý nợ công của chúng ta hiện nay là phân ra quá nhiều cơ quan quản lý nợ công, đi vay nợ. Ngoài 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền vay nợ theo Luật NSNN thì còn một số Bộ, ngành, DNNN cũng chịu trách nhiệm hoặc quản lý một số khoản vay. Nghĩa là nợ công của chúng ta quá tản mát nên hiệu quả sử dụng không cao, gây lãng phí. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nợ công của chúng ta trong 6 năm trở lại đây tăng rất nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại giảm thấp nhất trong những thời kỳ vừa qua. Những con số này thể hiện chúng ta điều hành nợ công không đúng.
Khi giao thêm cho KTNN nhiệm vụ kiểm toán nợ công, các Đại biểu Quốc hội hy vọng đây là động tác để cảnh báo, ngăn chặn những chủ đầu tư, những người được giao quản lý nợ công. Báo động cho họ là bây giờ chúng ta đã có một công cụ để kiểm soát và nhận xét hoạt động của họ. Mặc dù kiểm toán là cái đi đằng sau nhưng nó sẽ đi kèm theo Luật Tố tụng và Luật Hành chính là quy trách nhiệm trong từng sai phạm nên khi anh đã duyệt đầu tư công mà xử lý không tốt, để tạo ra nợ công thì KTNN sẽ là công cụ để đánh giá, nhận xét xem dự án đó làm luận chứng đã tốt chưa, làm báo cáo tiền khả thi và khả thi đã tốt chưa và thực tế triển khai nó có đúng với báo cáo không, qua đó cho thấy đơn vị lập dự toán đó là tốt hay không tốt cũng như người phê duyệt chủ trương đầu tư có trách nhiệm hay không có trách nhiệm.