Chuyển động từ vùng đất "9 rồng"

Doanh nghiệp - Ngày đăng : 16:40, 02/02/2016

(BKTO) - Ngày 06/10/2015,Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủtịch và thành viên Ban Điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 của KTNN” (Kế hoạchhành động ASOSAI). Đây là Kế hoạch hành động mang tính chiến lược; vừa đặt ramột cách đầy đủ, toàn diện những yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có tính dàihạn cho KTNN trong việc tăng cường năng lực hội nhập quốc tế nhằm hoàn thànhtốt vai trò trong ASOSAI và các tổ chức quốc tế mà KTNN là thành viên.



Đất mũi Cà Mau

Nông nghiệp phát triển nhờ tái cơ cấu

Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có những thay đổi tích cực. Việc sản xuất lúa hiện nay theo hướng trồng nhiều các giống lúa thơm, lúa đặc sản có chất lượng cao và diện tích trồng lúa thơm được tăng nhanh. Theo Cục Trồng trọt, gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 gồm có nhóm gạo thơm chiếm hơn 19%, nếp chiếm gần 8%, gạo trắng chất lượng cao chiếm hơn 20%, gạo trắng trung bình chiếm gần 34%, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên cao.

Về chăn nuôi ở 13 tỉnh ĐBSCL đang thu được những kết quả khả quan. Tổng đàn gia cầm của toàn vùng đạt 58,2 triệu con, chiếm gần 18% của cả nước, trong đó, đàn vịt chiếm 25,4 triệu con, chiếm 37,2% cả nước. Đạt được kết quả này là do các tỉnh ĐBSCL tập trung phát triển các trang trại quy mô, giảm chăn nuôi cá thể. Chính nhờ tinh thần của Đề án tái cơ cấu đi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm mà ĐBSCL đã hình thành những trang trại chăn nuôi lớn. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014, toàn vùng đã có 908 trang trại, đóng góp 44,4% sản lượng thịt gia cầm, 63% sản lượng trứng gà đáp ứng cho toàn miền Tây Nam bộ và TP.HCM. Với mô hình trang trại, người nuôi giám sát được dịch bệnh, liên kết được với DN chế biến thức ăn - cơ sở chế biến, hạn chế vịt chạy đồng theo mô hình 2 lúa 1 vịt.

Đối với thủy sản, một trong những ngành hàng chủ lực của ĐBSCL trong những năm qua cũng có chuyển biến đáng kể. Theo Tổng cục Thủy sản, trong những năm trước, diện tích nuôi cá tra luôn biến động nên nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu không ổn định, khiến các DN không chủ động được sản lượng xuất khẩu, mất hợp đồng do thiếu nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên, trong năm 2015, diện tích nuôi cá tra và sản lượng luôn ổn định dù có lúc giá cá tra nguyên liệu trên thị trường tăng giảm thất thường.

Hạ tầng giao thông hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa

Trong năm 2015, ĐBSCL đã có thêm hai cây cầu lớn đó là cầu Cổ Chiên và cầu Mỹ Lợi. Cầu Cổ Chiên nối liền hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh được đầu tư kinh phí 2.300 tỷ đồng nằm trên Quốc lộ 60 và là điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ này với các con đường thuộc hành lang duyên hải phía đông gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Cầu rút ngắn hành trình 70 km từ TP. HCM đến Trà Vinh, Sóc Trăng không qua đất Vĩnh Long.


Cầu Mỹ Lợi dài hơn 2,6 km bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền 2 tỉnh Long An và Tiền Giang đã thông xe ngày 29/8/2015

Cầu Mỹ Lợi dài hơn 2,6 km, rộng 12 m, bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền quốc lộ 50, huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã rút ngắn khoảng cách từ thị xã Gò Công về huyện Bình Chánh (TP. HCM) chỉ còn 25 km, thay vì 100 km đi vòng ra quốc lộ 1 và đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương. Công trình được đầu tư xây dựng hơn 1.438 tỷ đồng.

Trước đây , ĐBSCL đã có 4 cây cầu là Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Hàm Luông (Bến Tre), đã nối liền các tỉnh cuối cùng của phương nam với TP. HCM, với miền Trung và cả nước. Tới đây còn có 3 cầu quan trọng không kém là cầu Vàm Cống nối An Giang với Đồng Tháp; cầu Cao Lãnh nối TP. Cao Lãnh với 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung và TP. Sa Đéc. Cầu Năm Căn vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển. Dù cầu này quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao. Cầukhông chỉ nối đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau, mở ra hướng liên kết phát triển của cả vùng đất cực nam của Tổ quốc mà còn phá thế "ốc đảo" của huyện Ngọc Hiển. Với 9 cây cầu được hoàn thành này sẽ giúp cho việc giao thương hàng hóa của toàn vùng với miền ĐôngNambộ và cả nước được thuận lợi đem lại nhiều nguồn lợi cho địa phương.

Ngoài giao thông đường bộ đang được hoàn chỉnh, đường hàng không cũng được mở rộng với Sân bay Cần Thơ, Sân bay quốc tế Phú Quốc nối liền với TP. HCM, Hà Nội và một vài tỉnh miền Trung.

Thêm thế mạnh về du lịch

Nếu như trước đây, sản phẩm du lịch của ĐBSCL chỉ có tham quan sông nước, vườn cây ăn trái phát triển du lịch xanh thì giờ đây mỗi tỉnh đều có thêm sản phẩm mới. An Giang có cáp treo núi Cấm, Đồng Tháp có Tràm Chim…Hiện ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực về hạ tầng du lịch, nhiều khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn được đầu tư nâng chất và mở rộng, như: Khu Du lịch sinh thái Quốc tế (Cà Mau), Khu Di tích văn hóa - lịch sử và du lịch Núi Sam (An Giang), Khách sạn 5 sao Mường Thanh (TP. Cần Thơ), có sản phẩm du lịch chung "ĐBSCL - 1 điểm đến 4 địa phương” .

Đặc biệt, đảo Phú Quốc được đầu tư trở thành thành phố loại II do những năm qua tỉnh Kiên Giang đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn khá sang trọng, với khoảng 1.800 phòng đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách tham quan, đồng thời tỉnh này còn mời gọi và thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch. Trong đó đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện đảo Phú Quốc với các điểm du lịch. Hệ thống đường biển, đường hàng không nối đảo Phú Quốc với đất liền được đầu tư nâng cấp đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, thuận lợi. Hiện nay, đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên với 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150 - 300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách ra đảo. Đường hàng không có Sân bay quốc tế Phú Quốc tần suất 15 - 20 chuyến/ngày nối Phú Quốc với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ và Rạch Giá, đưa du khách khắp mọi miền đất nước, khách quốc tế đến với hòn đảo tươi đẹp cực Nam của Tổ quốc.

LƯƠNG MINH

<_o3a_p>