Kinh tế 2015 - những nét đặc trưng nổi bật

Đối nội - Ngày đăng : 10:45, 07/01/2016

(BKTO) - GS.TSKH Đặng Hùng Võ



GS. Đặng Hùng Võ

Năm 2015 có quá nhiều biến động chính trị, kinh tế, môi trường trên thế giới. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp như vậy màViệt Nam vẫn giữ được kinh tế vĩ mô ổn định, đạt tăng trưởng GDP ở mức 6,68% - mức cao nhất trong vòng 8 năm qua và vượt dự kiến ban đầu. Nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2015 ta có thể thấy rõ những nét đặc trưng nổi bật.

Thứ nhất, Việt Nam vẫn giữ được đất nước trong một môi trường bình yên. Kể cả chịu áp lực lớn về bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, giải pháp kiên trì của ta vẫn là đấu tranh trong hòa bình. Đất nước bình yên luôn là điều kiện tiên quyết để bảo đảm phát triển kinh tế.

Thứ hai, Chính phủđãđưa ra nhiều giải pháp đúng và trúng đểổn định thị trường tiền tệ và tín dụng. Các ngân hàng thương mại được tái cấu trúc mạnh gắn với giải quyết nợ xấu. Mức lãi suất ngân hàng giảm mạnh, lãi suất tiền gửi đối với USD về mức 0% và VND về mức 4% là điều kiện phù hợp để tăng trưởng tín dụng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế. Thị trường bất động sản đã khởi sắc sau khi thực hiện gói giải pháp theo Nghị quyết số 02 năm 2013 của Chính phủ.

Thứ ba, các mặt hàng xuất khẩu vẫn bảo đảm khối lượng tăng hơn những năm trước kể cả nông nghiệp và công nghiệp. Công nghiệp chế tạo, chế biến đang có biểu hiện sức phát triển khá mạnh kể cả khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Mặc dù gặp quá nhiều khó khăn về thời tiết nhưng nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,4%.

Thứ tư, chương trình tái cấu trúc kinh tếđã tạo nên năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện khá mạnh. Nhiều chỉ số của Việt Nam theo tính toán của các tổ chức phát triển quốc tế đã tăng từ vài bậc tới gần hai chục bậc. Đây chính là tiêu chí để nước ta cố gắng cải thiện trong những năm tiếp theo.
Thứ năm, chất lượng DN được cải thiện thông qua quá trình sàng lọc của thị trường, Việt Nam đã có nhiều DN đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Số lượng DN cũng đã tăng trên 25%, trong đó nhiều DN trước đây phải ngừng hoạt động nay đã phục hồi.

Thứsáu, bên cạnh những thành tựu đáng nói về phát triển kinh tế, vấn đề an sinh xã hội luôn được đặt ra song hành để giải quyết. Sự thực, an sinh xã hội là mặt đối ngẫu của phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong một số ít quốc gia về đích sớm trong thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có thành tích xóa đói, giảm nghèo. Việc làm tăng 1,6% so với 2014, thất nghiệp giảm về mức dưới 4%.

Thứbẩy, quá trình hoàn thiện khung pháp luật và thể chế vẫn được thực hiện liên tục. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khâu cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử và đang đẩy mạnh khâu cải cách thể chế hành chính.

Thứ tám, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế sâu và rộng với sự tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương cũng nhưđa phương. Sự tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội tốt để Việt Nam phát triển và phải tận dụng cao nhất cơ hội này. Mối quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đã được thiết lập. Đây chính là đường lối ngoại giao tạo nên một Việt Nam luôn thanh bình.

Bên cạnh những điều làm được, vẫn còn nhiều điều chưa được cần phải tiếp tục khắc phục. Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã khái quát lại các việc Việt Nam phải tích cực khắc phục. Thứ nhất, hiệu suất và năng suất làm việc vẫn đang ở mức thấp, cả trong khâu quản lý và sản xuất. Bộ máy Nhà nước quá cồng kềnh mà năng lực không cao, làm cho chi phí lớn mà hiệu suất thấp. Thứ hai, công bằng xã hội chưa đạt được ở mức tạo được bền vững xã hội. Nhiều phàn nàn và bất an xã hội vẫn còn tồn tại, tạo nên tình trạng suy giảm lòng tin. Thứ ba, sự tham gia trực tiếp của người dân vào quản lý và giám sát chưa đủ mạnh để khắc phục những nhược điểm tham nhũng, lãng phí của bộ máy quản lý.

Bước sang 2016, tám điểm nói trên mang đặc trưng thành tựu của 2015 vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, không có biểu hiện điểm nào gặp khó khăn hay có nguy cơ suy giảm. Theo nhiều chuyên gia nhận định, tăng tưởng GDP năm 2016 của nước ta có thể đạt mức 6,7 - 6,8%.

Chúng ta có thể hy vọng năm 2016 đạt được những thành tựu lớn hơn nếu chúng ta quyết tâm nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc, tạo lập được công bằng thực sự trong vận hành xã hội và tạo lập được cơ chế thực sự dân chủ để người dân thực hiện được quyền của mình tham gia trực tiếp vào quản lý và giám sát. Đây cũng chính là những việc cần làm để Việt Nam sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Năm 2016 đầy triển vọng được mở đầu bằng thắng lợi của Đại hội lần thứ XII của Đảng và nhiệm kỳ mới của các cơ quan Nhà nước.