Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus tại tuyến y tế cơ sở ở Việt Nam

Xã hội - Ngày đăng : 13:11, 14/11/2024

Ngày 13/11, tại Hà Nội diễn ra hội thảo quốc tế chia sẻ kết quả ban đầu triển khai mô hình chăm sóc và điều trị viêm gan virus tại tuyến cơ sở.

Hội thảo nhằm thảo luận sâu hơn về thành công của Dự án “Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị viêm gan tại tuyến y tế cơ sở” được thực hiện bởi Chương trình Hợp tác phát triển Y tế Việt Nam thuộc Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess - Trường Y Harvard, phối hợp Sở Y tế Thái Bình và Phú Thọ và Quỹ Gilead Sciences.

dai-bieu-du-hoi-nghi.jpg
Đại biểu tham dự hội thảo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 254 triệu người đang sống chung với viêm gan B, đối với viêm gan C là 50 triệu người trên toàn thế giới; mỗi ngày có 6000 người nhiễm mới và 3500 người tử vong - con số đáng báo động này vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Theo  Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số người nhiễm viêm gan B và C cao nhất trên thế giới; với khoảng 6,5 triệu người nhiễm viêm gan B, 900.000 người nhiễm viêm gan C.

Bệnh viêm gan virus B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vaccine sớm và đúng quy định. Với viêm gan virus C, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống viêm gan virus tại Việt Nam, giảm lây nhiễm, tỷ lệ mắc và tử vong, hướng tới loại trừ bệnh này như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Bộ cũng thử nghiệm các mô hình phòng, chống tại một số địa phương thông qua hợp tác đa ngành.

Nhờ những nỗ lực này, công tác phòng, chống viêm gan B, C đạt nhiều kết quả tích cực trong dự phòng lây nhiễm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông nâng cao nhận thức, thiết lập hệ thống giám sát quốc gia, tăng cường nghiên cứu và xây dựng chính sách.

Thành công này có sự hỗ trợ hiệu quả từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, sự tham gia của khu vực tư nhân, đặc biệt trong việc triển khai mô hình phòng, chống gắn với y tế cơ sở, được các địa phương đánh giá cao.

viem-gan-b.jpg
Bệnh viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do các biến chứng của viêm gan virus

Dự án tập trung vào việc tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus tại tuyến y tế cơ sở ở Việt Nam. Dự án hướng tới việc xây dựng, thử nghiệm và mở rộng Mô hình chăm sóc viêm gan tại y tế cơ sở theo các quy định hiện hành của Việt Nam và giúp Việt Nam đạt được mục tiêu loại trừ viêm gan như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do các biến chứng của nó, trong đó virus viêm gan B và C lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV) thường gây bệnh mạn tính và có các biến chứng xơ gan, ung thư gan gây tử vong cao.

Bệnh viêm gan virus B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vaccine sớm và đúng quy định. Với viêm gan virus C, tuy chưa có vaccine phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp các bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống viêm gan virus tại Việt Nam; giảm lây truyền virus viêm gan, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do viêm gan virus; tiến tới loại trừ để viêm gan virus không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành các Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm gan virus giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025; các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị virus viêm gan B, C; triển khai giám sát trọng điểm viêm gan cấp, mạn và ung thư gan; giám sát huyết thanh học virus viêm gan; đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống viêm gan; ước tính gánh nặng bệnh tật do virus viêm gan B, C… Bộ Y tế cũng triển khai hợp tác đa ngành với các tổ chức quốc tế để thử nghiệm các mô hình phòng, chống viêm gan virus tại một số địa phương.

Nhờ đó, công tác phòng, chống viêm gan virus nói chung và viêm gan B, C đã đạt được những kết quả tích cực về dự phòng lây nhiễm, tiếp cận chẩn đoán, điều trị, truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội…

Tuy nhiên công tác phòng, chống viêm gan B, C tại Việt Nam vẫn còn những thách thức, hạn chế nhất định, cần tập trung giải quyết triệt để trong thời gian tới như: sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương chưa tương xứng với gánh nặng bệnh tật; hạn chế về nguồn lực triển khai (nhân lực, kinh phí…); kết nối điều trị sau sàng lọc; tiếp cận điều trị...

Việt Nam đã cam kết với các mục tiêu y tế toàn cầu, như bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và loại trừ viêm gan vào năm 2030. Để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng đó đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị các đơn vị chuyên môn, các địa phương, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia tập trung phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống viêm gan virus B, C thời gian qua; các tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, nguyên nhân rút ra để có những giải pháp thiết thực, cụ thể cho giai đoạn 2025-2030 để từng bước hiện thực hóa cam kết của Việt Nam trong việc loại trừ viêm gan virus.

Đồng thời, đánh giá những kết quả đạt được của mô hình phòng, chống viêm gan virus tại tuyến cơ sở và vai trò tham gia của các bên liên quan; qua đó có thể xem xét nhân rộng mô hình tại các địa phương khác trên cả nước.

P.V