Hài hòa trong bảo tồn và khai thác các di sản kiến trúc đô thị
Xã hội - Ngày đăng : 08:00, 27/10/2016
(BKTO) - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO) vừa công bố Báo cáo toàn cầu vềvăn hoá trong phát triển đô thị bền vững. Việt Namcó hai đại diện được lựa chọn khảo sát là phố cổ Hà Nội và Hội An (Quảng Nam). Từ nhữngthách thức trong việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị được chỉ ra trong Báocáo, trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, PGS.TS Phạm Đình Việt - Phó Việntrưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị, người tham gia xây dựng hợp phần báocáo tại Việt Nam - đã nhấn mạnh những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bềnvững các di sản kiến trúc đô thị trong bối cảnh hiện nay.
PGS.TS Phạm Đình Việt Ảnh: P.H
Những di sản kiến trúc đô thị được nhắc đến trong Báo cáo có phố cổ Hội An ở Quảng Nam và phố cổ Hà Nội, ngoài ra còn một số di sản đô thị khác nhưng chưa được khảo sát. Đây là những di sản có tính đại diện cho quần thể kiến trúc đô thị mang đậm giá trị, văn hóa còn lại đến ngày nay của Việt Nam. Đó là phố cổ Hà Nội với những công trình mang dấu ấn một thời của nền văn hóa Pháp, hay phổ cổ Hội An với những kiến trúc nhà được xây dựng theo kiểu Nhật. Ở đây ta thấy không chỉ đơn thuần từng ngôi nhà riêng rẽ, một quần thể kiến trúc hay riêng một đường phố mà là một cơ cấu mặt bằng gồm nhiều đường phố hợp lại với các loại kiến trúc mang những chức năng khác nhau.
Điểm chung ở các đô thị cổ này, là người Pháp hay người Nhật đều rất tôn trọng tính dân tộc bản địa. Họ không phá các phố cổ có từ trước mà giữ nguyên trạng, đồng thời làm thêm một hệ thống đường phố mới để thuận tiện cho giao thông và sinh hoạt. Điển hình như tại Hà Nội, các đô thị theo quy hoạch của người Pháp đã để lại những khu phố đẹp, hài hòa thiên nhiên, mang đặc trưng riêng...
Những thách thức trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị hiện nay là gì, thưa ông?
Báo cáo của UNESCO được xem như một cái nhìn tương đối đầy đủ về vai trò của văn hoá trong việc phát triển bền vững đô thị hiện nay khi đồng thời chỉ ra những thách thức mà các di sản đô thị phải đối mặt.
Những thách thức có thể kể đến như: Nhiều công trình cổ bị phá bỏ, vi phạm trong trùng tu; việc biến các di sản thành một tài nguyên du lịch còn hạn chế, khai thác chưa hiệu quả… Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa ồ ạt, tình trạng ngập úng, ô nhiễm đang bủa vây các kiến trúc, di sản đô thị...
Có rất nhiều nguyên nhân khiến di sản kiến trúc đô thị nói riêng và phát triển đô thị bền vững nói chung phải hứng chịu những tác động tiêu cực. Nhưng xét cho cùng, mấu chốt là ở tư duy, tầm nhìn của người quản lý, điều này được hiện rõ trong công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng còn duy ý chí, thiếu tính dự báo, hoặc dự báo sai, nên khi thực hiện thường phải điều chỉnh, hay bị “treo”, không triển khai được. Cấu trúc đô thị phân bố và phát triển chưa hợp lý, thiếu sự kết nối...
Trong báo cáo được UNESCO công bố, Việt Nam đang nỗ lực đầu tư kinh phí để bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị. Là chuyên gia trong lĩnh vực này, ông có lưu ý gì về công tác bảo tồn hiện nay?
Với Hà Nội, giá trị của kiến trúc Pháp đã được khẳng định qua thời gian. Tuy nhiên, đứng trước sự biến đổi về văn hóa, kinh tế - xã hội, quỹ di sản đô thị này đang dần bị mai một. Cho đến nay, mới chỉ có một số dự án bảo tồn các công trình đơn lẻ được thực hiện, còn những dự án mang quy mô của bảo tồn đô thị như bao tồn tuyến phố, ô phố còn hạn chế. Hướng bảo tồn được xem là bền vững khi nó không tạo rào cản cho sự phát triển kinh tế mà còn giúp kinh tế phát triển. Về mặt kinh tế, cần phải có một chiến lược khai thác hợp lý và lâu dài các giá trị của khối tài sản này. Một trong số những cách làm hiệu quả đó là thông qua du lịch. Bên cạnh đó, khai thác tốt giá trị kinh tế sẽ tạo nguồn lực vật chất, tài chính ,có tác dụng hỗ trợ, nâng cao khả năng bảo trì di tích một cách thường xuyên và hiệu quả. Đây chính là một hình thức tái đầu tư để phát triển. Ngoài nguồn vốn tu bổ từ ngân sách, vốn xã hội hóa, giai đoạn 1993-1995 đến nay, khu phố cổ Hà Nội đã trải qua nhiều đợt chỉnh trang, tôn tạo với sự giúp đỡ, tài trợ của các nước Pháp, Bỉ, Nhật Bản…
Hội An là trường hợp điển hình trong việc tái đầu tư từ nguồn thu kinh tế để hỗ trợ bảo tồn di sản. Từ 1997 đến 2007, Hội An đã huy động được 5,9 triệu USD đầu tư sửa chữa 168 di tích nhà nước quản lý, ngoài ra còn hỗ trợ sữa chữa bảo tồn cho hơn 1.000 ngôi nhà cổ của người dân địa phương. Khu vực được bảo tồn khoảng trên dưới 2km2, chủ yếu theo 3 tuyến phố: Bạch Đằng, Trần Phú và Phan Chu Trinh. Việc bảo tồn ở đây làm khá hiệu quả, do các nhà quản lý đã xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn với phát triển. Đặc biệt, việc quản lý đô thị tại Hội An được thực hiện rất nghiêm, nên hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới di tích.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
NGUYỄN LỘC (thực hiện)