Xây dựng nông thôn mới ở Nam Phong: Đường tới đích vẫn còn gian nan

Xã hội - Ngày đăng : 14:00, 27/10/2016

(BKTO) - Kếtquả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) củaKTNN năm 2015 đã chỉ rõ: Bên cạnh những thành công, việc triển khai Chươngtrình đã bộc lộ những bất cập, trong đó nhiều tiêu chí về NTM được xây dựngchưa sát với thực tế dẫn đến khó thực hiện. Qua tìm hiểu thực tế tại xã NamPhong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), chúng tôi tiếp tục ghi nhận được nhữngbăn khoăn, trăn trở của lãnh đạo chính quyền, nhân dân địa phương.


Nỗ lực nhưng vẫn chưa hoàn thành đủ tiêu chí

Nam Phong chiều cuối thu rộn ràng những âm thanh của máy xúc, máy ủi, tiếng của người chỉ huy công trường… Với quyết tâm đưa Nam Phong cán đích NTM vào cuối năm nay, Đảng bộ và chính quyền xã đã chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình. Dù đã rất nỗ lực nhưng mục tiêu phải hoàn thành đầy đủ các tiêu chí về xây dựng NTM vẫn khiến chính quyền và nhân dân nơi đây trăn trở.

Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế khiến nhiều công trình NTM của xã Nam Phong chưa thể hoàn thành
Phó Chủ tịch UNND xã Đinh Đức Lâm cho biết: Hiện Nam Phong mới hoàn thành 17/19 tiêu chí, còn tiêu chí về môi trường và cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt. Cụ thể, Nam Phong mới đạt 87% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; một số xóm chưa xây dựng được cổng làng theo quy định; các nghĩa trang vẫn chưa đảm bảo đúng quy hoạch; hoạt động cải tạo cảnh quan chưa được người dân quan tâm thực hiện; vấn đề thu phí vệ sinh môi trường theo hộ gia đình hay theo nhân khẩu, thu mức nào để hài hòa lòng dân cũng là bài toán khó với Nam Phong. Qua phản ánh của người dân, nhiều nhà văn hóa thôn chỉ tổ chức hội họp 1-2 lần trong năm. Sân vận động của xã mới đang trong quá trình thi công. Nhà văn hóa xã, đài tưởng niệm mặc dù đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được bàn giao đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, Nam Phong còn gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều đáng quý ở Nam Phong là nhân dân đã tình nguyện hiến đất, đóng góp ngày công làm đường nông thôn, đường nội đồng. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, những công trình này vẫn đang trong tình trạng vừa xây dựng, vừa thấp thỏm đợi nguồn kinh phí từ cấp trên.

Đảm bảo quyền lợi cho người dân

Kinh phí hạn hẹp khiến con đường dẫn vào trụ sở UBND xã vẫn gồ ghề sỏi đá, chưa thể hoàn thành. Con đường ấy có sớm được san phẳng cũng như mục tiêu xây dựng NTM của Nam Phong liệu có cán đích đúng hẹn vào cuối năm nay? Câu hỏi này không dễ trả lời khi mà Nam Phong vẫn đang phải đối diện với những khó khăn, vướng mắc.

Nam Phong là một trong những xã khó khăn của huyện Cao Phong với 80% dân số là dân tộc Mường; theo kết quả điều tra hộ nghèo đa chiều năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Nam Phong từ dưới 10% đã tăng lên 25%. Do đó, trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, người dân Nam Phong từng nhiều lần bày tỏ băn khoăn, lo lắng khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM, một số chế độ, chính sách ưu đãi đối với người nghèo, trong đó có chế độ Bảo hiểm y tế sẽ bị cắt giảm. Từ đây, ông Đinh Đức Lâm cho rằng, bên cạnh việc phân tích, lý giải để bà con hiểu rõ hơn mục tiêu xây dựng NTM, Nhà nước nên xem xét, duy trì một số chế độ, chính sách ưu đãi đối bà con thuộc hộ nghèo trong vòng 1-3 năm đầu, tính từ thời điểm xã được công nhận đạt chuẩn NTM, sau đó từng bước cắt hoặc giảm dần chế độ cho phù hợp...

Từ thực tế của địa phương, Phó Chủ tịch UNND xã Đinh Đức Lâm kiến nghị rằng, một số tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn vừa qua chưa phù hợp, chẳng hạn như yêu cầu mỗi xã phải có chợ đạt chuẩn theo quy định. Tại Nam Phong, xét thấy nhu cầu xây dựng chợ chưa cần thiết quyết định dành kinh phí cho việc xây dựng các tiêu chí khác. Qua đó, có thể thấy cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí mới về NTM cho phù hợp.

Kiến nghị này sẽ được giải quyết, bởi Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 với 19 tiêu chí được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Bài và ảnh: NGỌC MAI - LÊ HÒA