Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập
Xã hội - Ngày đăng : 22:55, 19/03/2019
(BKTO) - Tại Hội thảo khoa học “Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập- Vấn đề đặt ra và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, do KTNN tổ chức sáng 19/3, trên tinh thần khoa học, thẳng thắn, cởi mở, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh, nhận diện những hạn chế, bất cập trong cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập cũng như vai trò của KTNN trong kiểm toán, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện chính sách tự chủ đối với các trường đại học công lập.
Thành viên chủ trì Hội thảo điều hành thảo luận |
TS. Phạm Tất Thắng phát biểu tại Hội thảo |
Cách phân bổ này một mặt khiến cho các trường chỉ tập trung vào việc tăng quy mô, số lượng đầu vào mà chưa chú trọng tới việc nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo; không quan tâm tới đào tạo các ngành học khó, các ngành khoa học cơ bản với chi phí đào tạo cao. Mặt khác, cơ chế này cũng sẽ khiến cho việc đầu tư ngân sách bị dàn trải và không phát huy được tính cạnh tranh giữa các trường…
TS. Lê Đình Thăng- Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III nêu thực tế: Các trường đại học công lập tuy đã được giao tự chủ song trên thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của nhiều Luật như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, Luật Viên chức và các luật về Thuế, tài chính, các Nghị định của Chính phủ… Vì vậy, các trường đại học công lập cho rằng cơ sở pháp lý về tự chủ đại học là chưa vững chắc, thiếu đồng bộ, hệ thống pháp luật vẫn có những quy định chưa phù hợp với quá trình vận hành nên quá trình tự chủ nhiều lúc vẫn mang tính hình thức. Các văn bản quy phạm liên quan hầu như không có các điều kiện cụ thể hóa được các nội dung tự chủ đại học, đặc biệt là chưa quy định được điều kiện để giao quyền tự chủ (việc giao quyền tự chủ cho các trường chỉ dựa vào đề án của trường, không có quy định chung về tiêu chí tự chủ).
Từ thực tế trên, TS. Thăng đề xuất: Cần hoàn thiện cơ chế chính sách để hạn chế những vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Đồng thời, cần nghiên cứu thay việc hỗ trợ NSNN theo mức độ tự chủ của các trường đại học công lập sang việc ban hành danh mục các đối tượng được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước trong sử dụng dịch vụ công, từ đó thay đổi cách hỗ trợ của Nhà nước thông qua sản phẩm dịch vụ công sang việc hỗ trợ cho đối tượng sử dụng dịch vụ công.
TS. Lê Đình Thăng phát biểu tại Hội thảo |
Vì vậy, ông Khánh kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập để các trường thực hiện. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các Bộ, ngành như KTNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện tự chủ đại học thông qua cơ chế, chính sách và trong công tác thanh tra, kiểm toán.
TS. Trần Tú Khánh phát biểu tại Hội thảo |
PGS,TS. Phạm Xuân Hoan |
Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động phù hợp. Do đó, để hoàn thiện mô hình cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập trong thời gian tới.
TS. Vũ Hải Nam phát biểu tại Hội thảo |
GS,TS. Đoàn Xuân Tiên phát biểu bế mạc Hội thảo |
HỒNG- LỘC