Nhận diện rủi ro của ngành gỗ trong bối cảnh hội nhập

Doanh nghiệp - Ngày đăng : 09:05, 26/05/2016

(BKTO) - Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn hội nhập đặc biệt quan trong vớiviệc ký kết và thực thi một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các đối tácthương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minhchâu Âu (EVFTA). Bối cảnh này được dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạora nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.



Nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi TPP có hiệu lực, Ảnh: TS
Bước tiến lớn của ngành gỗ

Tại Tọa đàm tham vấn: “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia Tổ chức Forest Trends, cho biết, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường thế giới và hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 6,9 tỷ USD, đứng vị trí thứ 6 về kim ngạch trong số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tăng 10% so với kim ngạch năm 2014 và 23% so với kim ngạch năm 2013. Trong đó, kim ngạch từ xuất khẩu nhóm các mặt hàng gỗ đạt 2,11 tỷ USD, chiếm 30,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhóm sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tương đương 69,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thống kê cũng cho thấy, hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 2,64 tỷ USD, cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 38% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. EU hiện là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU đạt 703 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so với năm 2013.

“Điểm mặt” rủi ro

Theo nhiều chuyên gia lâm nghiệp, cơ hội luôn đi kèm với thách thức, đặc biệt là khi TPP và EVFTA bắt đầu có hiệu lực. Theo ông Tô Xuân Phúc, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi vào các thị trường Mỹ, EU hay Úc đều không tránh khỏi những rủi ro chung liên quan đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, về việc quản lý và sử dụng lao động, quyền sở hữu trí tuệ, hoặc thiếu thông tin về các quy định của thị trường.

Cụ thể, về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.800 m3 gỗ tròn và gần 3.000 m3 gỗ xẻ là gỗ căm xe với tổng giá trị khoảng gần 3,2 triệu USD vào Mỹ. Tuy nhiên, gỗ căm xe là gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia và Lào - nơi mà tính pháp lý của loại gỗ này khi nhập khẩu vào Việt Nam còn nhiều tranh cãi. Cùng với đó, rủi ro cũng tồn tại khi một số sản phẩm dùng nguyên liệu từ gỗ cao su và gỗ Mahogany. Trong đó, gỗ Mahogany là gỗ tự nhiên nhập khẩu từ Philippines và Indonesia, nơi mà thông tin về tình trạng pháp lý của gỗ cũng chưa rõ ràng. Trong khi đó, Đạo luật Lacey của Mỹ, Luật chống khai thác và sử dụng gỗ bất hợp pháp của Úc và Quy định gỗ hợp pháp EUTR của EU có những quy định rất khắt khe về tính hợp pháp, minh bạch của nguồn gỗ nhập khẩu.

Bên cạnh rủi ro trên, theo các chuyên gia lâm nghiệp, trong bối cảnh hội nhập, thiếu thông tin về các yêu cầu của thị trường xuất khẩu cũng là một trong những rủi ro lớn của các DN chế biến gỗ tại Việt Nam. “Qua khảo sát với 39 DN hiện đang có hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ có 21 DN (53,8%) biết về Đạo luật Lacey của Mỹ. Điều này có nghĩa, có tới gần 1/2 số DN hiện tại đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ của mình vào thị trường Mỹ không nắm bắt được quy định có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ của mình vào thị trường này” - ông Tô Xuân Phúc cho biết.

Ngoài những rủi ro do khách quan đem lại, về mặt chủ quan, khoảng 4.000 DN chế biến và kinh doanh lâm sản của Việt Nam hiện nay hầu hết là các DN có quy mô nhỏ về vốn và lao động, công nghệ chế biến chưa phát triển. Lợi nhuận của ngành vẫn chủ yếu được dựa trên việc sử dụng nhân công giá rẻ và nguyên liệu thô. Chất lượng hội nhập còn hạn chế, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam lên tới gần 7 tỷ USD năm 2015 nhưng chưa có một sản phẩm nào có nhãn hiệu “Made in Vietnam”. Những điều này cũng là các rủi ro đối với các DN Việt khi ra “biển lớn”.
THANH TÙNG