Đoàn công tác KTNN Việt Nam thăm và làm việc tại Quỹ kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada

Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 21:15, 15/04/2019

(BKTO) - Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa KTNN với Quỹ kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF), ngày 7- 12/4/2019, Đoàn đại biểu của KTNN Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Quỹ kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF).


                
   

Đoàn KTNN Việt Nam và CAAF chụp ảnh lưu niệm.

   
Mở đầu các hoạt động của chuyến công tác, vào chiều tối ngày 07/4, tại Thủ đô Ottawa, Canada, KTNN Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU)với CAAF.Đâylà dấu mốc quan trọng, khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa KTNN Việt Nam với CAAF; làm cơ sở cho các hoạt động giai đoạn 2018- 2025 trong khuôn khổ Chương trình Quản trị, Trách nhiệm giải trình và hiệu quả hoạt động quốc tế. Biên bản ghi nhớ cũng xác nhận sự nhất trí cao của CAAF và KTNN Việt Nam về các hoạt động, các kết quả dự kiến chính của Chương trình và cam kết của hai Bên để phấn đấu đạt được các kết quả này.

Tiếp đó,trong các ngày từ08- 11/4/2019, Đoàn KTNN Việt Nam đã có các phiên thảo luận, trao đổi với CAAF về một số nội dung chính như: Mục tiêu Chương trình 7 năm; Vai trò, hoạt động của CAAF; Kinh nghiệm của Cơ quan kiểm toán Canada (OAG) về tổ chức thực hiện và phát triển kiểm toán hoạt động (KTHĐ), đặc biệt là việc sử dụng, công khai và truyền thông về kết quả kiểm toán hoạt động nhằm tăng cường sự ảnh hưởng/ sự tác động của kết quả kiểm toán nói chung và KTHĐ nói riêng đến toàn bộ hệ thống chính trị, chính quyền và xã hội; Vai trò của cơ quan kiểm toán trong việc thực hiện kiểm toán đối với việc thực hiện Các mục tiêu phát triên bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc và các cuộc kiểm toán môi trường, trong đó lưu ý mục tiêu bình đẳng giới; Kinh nghiệm trong việc xây dựng và sửa đổi Luật kiểm toán nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý, nguồn lực cho cơ quan kiểm toán tối cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc độc lập, khách quan và minh bạch nhằm hỗ trợ Quốc hội thực hiện chức năng giám sát hiệu quả.

Trao đổi về Mục tiêu của Chương trình 7 năm, phía CAAF cho biết, CAAF hiện đang hỗ trợ KTNN và Quốc hội Việt Nam trong việc nâng cao năng lực của KTNN trong việc thực hiện kiểm toán hoạt động về các chủ đề ưu tiên, bao gồm bình đẳng giới, môi trường và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, áp dụng các phương pháp, hướng dẫn và chuẩn mực kiểm toán hoạt động quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; nâng cao năng lực của KTNN trong việc trao đổi thông tin và hợp tác với các cơ quan giám sát và các bên hữu quan khác; nâng cao năng lực của các cơ quan giám sát (Quốc hội) để đánh giá và sử dụng các báo cáo kiểm toán hoạt động và theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán.

Bên cạnh đó, CAAF cũng đang hỗ trợ KTNN Việt Nam phát triển KTHĐ từ năm 2008 thông qua Chương trình học bổng và nhiều hoạt động khác, hỗ trợ thúc đẩy mối quan hệ trách nhiệm giải trình 3 bên (Quốc hội- Chính phủ/ chính quyền và cơ quan kiểm toán) thông qua tăng cường việc kiểm toán và sử dụng kết quả KTHĐ của cơ quan kiểm toán tối cao (SAI).

Ngoài ra, hai bên cũng cùng nhau trao đổi về vai trò của KTHĐ và những điều kiện để thúc đẩy thực hiện KTHĐ hiệu quả của SAI, trong đó đề cao các vấn đề: Các quy định pháp lý (Hiến pháp, luật, chính sách, quy định…) hỗ trợ cho việc phát triển kiểm toán hoạt động của SAI về: Tính độc lập; Quyền tiếp cận thông tin/ tài liệu kiểm toán; Quyền miễn trừ của Tổng KTNN và Kiểm toán viên; Truyền thông về kết quả kiểm toán; Các quy trình và hướng dẫn kiểm toán thống nhất… của SAI.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn cũng dành thời gian tới thăm và làm việc với Ủy ban Kế toán công Canada (PAC). Qua đó được tìm hiểu rõ hơn về: Mối quan hệ, vai trò và trách nhiệm giải trình giữa SAI với các cơ quan/ ủy ban của Quốc hội, trong đó đặc biệt là vai trò của PAC trong việc giám sát hoạt động kiểm toán, bao gồm công tác kế hoạch và báo cáo kiểm toán, thực hiện các kiến nghị kiểm toán nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của chính phủ và các cơ quan chính phủ (các cơ quan/ đơn vị được kiểm toán); Vai trò và trách nhiệm của các đại biểu được bầu cử làm việc trong các ủy ban (đại biểu Quốc hội) trong các cơ quan lập pháp (liên bang và các tỉnh bang); Các ủy ban và quy trình của Quốc hội, đặc biệt là PAC, trong việc giám sát hiệu quả thông qua hoạt động kiểm toán của SAI.

TRÚC LINH