Phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan: Cần tháo gỡ nhiều nút thắt

Ngân hàng - Tín dụng - Ngày đăng : 14:00, 29/09/2016

(BKTO) - Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hảiquan giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây, bêncạnh sự ghi nhận những nỗ lực của ngành Hải quan,các DN cũng phản ánh những khó khăn khi thực hiện các thủ tục của ngành. Nhiềuý kiến cho rằng, để Kế hoạch thực sự đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp tháogỡ đồng bộ của các cơ quan liên ngành trong giai đoạn tới.


Quan hệ đối tác giữa Hải quan và DN còn hạn chế

Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian qua, những nỗ lực cải cách, phát triển và hiện đại hóa của ngành Hải quan đã được cộng đồng DN đánh giá cao. Theo số liệu tại cuộc khảo sát sự hài lòng của DN năm 2015, có tới 94% DN đánh giá sự chuyển biến của các chính sách, pháp luật hải quan giai đoạn 2010-2015 là tích cực và khá tích cực; 64% DN cho rằng, pháp luật hải quan hiện hành dễ thực hiện.



Các DN hy vọng thủ tục hải quan sẽ thông thoáng hơnẢnh: TL
Trong thời gian áp dụng cơ chế 1 cửa quốc gia với sự tham gia của 10 Bộ ngành, tính đến 01/8 đã có trên 150.000 bộ hồ sơ được xử lý, giảm được từ 15-30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Hải quan với các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, theo kế hoạch cải cách phát triển của ngành, dự kiến đến hết năm 2016 sẽ có hơn 70% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng, trong đó 50% là lĩnh vực cốt lõi về khai báo hải quan. Năm 2017, 100% dịch vụ công sẽ được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 - cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, số DN tham gia quan hệ đối tác thường xuyên với cơ quan Hải quan còn “khiêm tốn”. Hiện mới có 54 DN, trong khi có gần 4.000 DN thực hiện 80% tờ khai Hải quan, với khoảng 3.000 DN đóng góp 80% số thu về Hải quan. Khảo sát 500 DN có hoạt động xuất, nhập khẩu lớn được Tổng cục Hải quan tiến hành trong tháng 7 và 8/2016 cho thấy, 85% ghi nhận nỗ lực cải cách của cơ quan Hải quan, 15% còn lại mong rằng thủ tục của cơ quan Hải quan cần thông thoáng hơn.

Cần sự phối hợp đồng bộ liên ngành

Tại Hội nghị, đại diện các DN, Hiệp hội cho rằng: Ngành Hải quan dù đã có những cải cách đột phá, song vẫn nổi lên những tồn tại, đặc biệt là việc kết nối thông tin đến với DN. Do đó, muốn thực hiện tốt mục tiêu của Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ đề ra trong lĩnh vực Hải quan, cần có sự phối hợp đồng bộ, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan liên ngành mới thực sự mang lại hiệu quả.

Thẳng thắn nhìn nhận về công tác kiểm tra chuyên ngành, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội DN Dịch vụ logistics Việt Nam Nguyễn Tương cho biết, trong ngành logistics, việc giải quyết các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện thường xuyên. Khi kiểm tra các thủ tục ở cửa khẩu biên giới, thủ tục hải quan chiếm 28%, còn lại là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, nếu chỉ có ngành Hải quan thực hiện cải cách thì vấn đề này không thể giải quyết triệt để. Cải cách không chỉ thực hiện ở ngành Hải quan mà phải hiện đại hóa ở tất cả các bên có liên quan. Như vậy, việc tháo gỡ khó khăn cho DN mới đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, các thông tin dữ liệu xuất, nhập khẩu, số xe và lượt phương tiện - cái mà DN cần biết, muốn biết còn rất khó khăn. Chính vì thế, cải cách Hải quan theo hướng kết nối với DN để họ đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh là điều cần thiết đổi mới trong thời gian tới.

Đề cập tới quy định nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Phó Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Trịnh Quang Khanh cũng đưa ra kiến nghị về thời điểm nộp C/O cho ngành Hải quan. Theo ông Khanh, mới đây Bộ Tài chính đã có văn bản về việc DN phải nộp C/O ngay từ khi mở tờ khai Hải quan. Nhưng theo ý kiến của các hội viên thuộc Hiệp hội, việc này rất khó khăn cho DN nhập khẩu xăng dầu. Khi mua xăng dầu, DN không được cấp C/O chính thức ngay, mà phải sau đàm phán từ 5 đến 11 ngày hoặc lâu hơn nữa. Do đó, Bộ Tài chính nên xem xét từ thực tiễn kinh doanh của DN và các thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho DN.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh khẳng định, các vấn đề liên quan đến thông quan hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành rất cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành để giải quyết. Ngoài ra, về cung cấp thông tin và phản hồi DN, các cục Hải quan sẽ phối hợp với DN, cùng rà soát những thông tin nào có thể cung cấp, ký kết các thỏa thuận hợp tác để phối hợp hiệu quả hơn. Đồng thời, ngành Hải quan sẽ tăng cường hỗ trợ thêm DN kiểm tra tính hợp pháp của chứng nhận xuất xứ C/O, giúp đào tạo kiến thức cho cán bộ xuất, nhập khẩu của DN nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề nghiệp vụ chuyên sâu. Tuy nhiên, hiện đại hóa Hải quan không phải là câu chuyện của riêng cơ quan Hải quan, Chính phủ mà còn ở bản thân DN. Vì vậy, trong thời gian tới, DN cần đồng hành cùng Hải quan trong việc hiện đại hóa, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm khai báo.
LÊ HÒA