Chú trọng nâng cao kiến thức trong kiểm toán ngân sách địa phương
Ngân hàng - Tín dụng - Ngày đăng : 10:20, 03/03/2016
(BKTO) - Đề cương kiểm toán ngân sáchđịa phương đã và đang được hoàn thiện để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,ban hành và áp dụng trong năm 2016. Theo Đề cương này, kiểm toán tại cơ quan Thuếlà một trong những nội dung được KTNN chú trọng. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đốivới các kiểm toán viên nhà nước là phải nắm vững hệ thống văn bản, chính sách mớivề thuế đã được ban hành, thực hiện trong năm 2015.
Kiểm toán tại cơ quan thuế là 1 trong những nội dung thuộc Đề cuơng kiểm toán ngân sách địa phương trong năm 2016. Ảnh: TK
Khuyến nghị trên được bà Trần Hải Yến - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) đưa ra tại lớp Tập huấn Đề cương kiểm toán chuyên đề ngân sách địa phương ngày 22/02. Theo bà Trần Hải Yến, năm 2015, nhiều văn bản, chính sách về thuế đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế và áp dụng, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thể hiện sự nỗ lực của ngành Thuế trong triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Thành công này một lần nữa được nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2016 do Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 26/02.
Theo các chuyên tài chính, 2 năm qua, đặc biệt là năm 2015, ngành Thuế đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý thuế. Cụ thể, với việc hướng dẫn cải cách đơn giản thủ tục hành chính, Thông tư 119/2014/TT-BTC được coi là khởi đầu cho việc đổi mới công tác quản lý về thuế. Sau Thông tư này, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành, điển hình là Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại các quy định về thuế, Quyết định 2109/2014/QĐ-TTg về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với DNNN đã giải thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều các luật về thuế, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật sửa đổi bổ sung một số điều các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều các nghị định về thuế, Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế…
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm 2015, số giờ nộp thuế của DN đã giảm thêm 50 giờ, đưa tổng số giờ nộp thuế giảm xuống còn 117 giờ, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết số 19/NQ-CP đặt ra. Đây là kết quả của việc ban hành một loạt các thông tư hướng dẫn về chính sách thuế. Tiêu biểu là Thông tư 92/2015/TT-BTC đã sửa đổi căn bản chính sách thuế và phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; giải quyết được nhiều bất cập trước đây: cách tính thuế phức tạp, công khai thông tin còn hạn chế; qua đó nâng cao vai trò giám sát của các cấp chính quyền và người dân. Thông tư 96/2015/TT-BTC có nhiều điểm mới như: Hướng dẫn DN thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, quy định bỏ mức trần chi phí quảng cáo, cho phép DN chuyển lỗ từ hoạt động bất động sản sang hoạt động kinh doanh khác. Bên cạnh đó, Thông tư 204/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 04/02/2016 vừa qua được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với công tác quản lý thuế thời gian tới. Thông tư quy định, trong quản lý thuế, người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế… và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật về thuế. Các chuyên gia tài chính nhận định: Với quy định này, ngành Thuế Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí đối với công tác quản lý thuế và bắt kịp với xu thế của thế giới. Ngoài ra, nhiều thông tư hướng dẫn khác liên quan đến thuế tài nguyên môi trường, đất đai, thuế môn bài… cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Cùng với việc ban hành các thông tư mới, năm 2015, triển khai thực hiện Nghị quyết 19/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Thuế đã quyết định sửa đổi, bổ sung đối với 44 quy trình, quy chế; trình Bộ Tài chính cắt giảm 63 thủ tục hành chính, đơn giản hoá 50 thủ tục hành chính. Có thể kể đến các quy trình đã được thay đổi trong năm 2015 như: quản lý hộ kinh doanh, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế, công khai thông tin của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế, miễn giảm thuế, cưỡng chế nợ thuế, quản lý khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế… Bên cạnh đó, nhiều quy chế cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn: kiểm tra nội bộ ngành Thuế, quản lý nợ thuế, tiếp dân tại cơ quan thuế, kiểm tra hóa đơn, thanh tra thuế, giải quyết đơn tố cáo, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giải quyết đơn khiếu nại, kiến nghị, áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế.
Những sửa đổi bổ sung trên cho thấy công tác quản lý thuế có nhiều đổi mới trong năm 2015. Điều này đòi hỏi các kiểm toán viên cần phải cập nhật, có hướng thu thập khi làm việc với cơ quan thuế. Đây là hành trang cần thiết, hữu ích cho quá trình triển khai, thực hiện các nội dung, kế hoạch đề ra trong Đề cương kiểm toán ngân sách địa phương.
THÀNH ĐỨC