Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DN ngành Giao thông - Vận tải
Xã hội - Ngày đăng : 10:20, 03/03/2016
(BKTO) - Công tác cổphần hóa (CPH) và thoái vốn các DN thuộc ngành ngành Giao thông - Vận tải (GTVT)đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sau CPH tình hình tài chính của các DNhết sức lành mạnh và có những bước phát triển vững chắc. Tạo đà từ những thànhcông đó, trong giai đoạn tiếp theo, Bộ GTVT sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giảipháp để đẩy mạnh CPH và thoái vốn các DN còn lại.
Trong năm 2014, Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai cổ phần hóa 24 DN trong ngành. Ảnh:TS
CPH 24 DN, đơn vị trong năm 2016
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT đã triển khai CPH 137 DN (tăng 67 DN so với kế hoạch). Tính đến hết năm 2015, cơ quan này đã hoàn thành IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) 124 DN, trong đó có 12 tổng công ty (TCT), thực hiện nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tại TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổng số tiền 1.701 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ GTVT đã hoàn thành việc thoái vốn tại 113 DN, trong đó có 7 công ty mẹ - TCT và 106 DN thành viên thuộc các TCT với tổng số tiền thu về trên 4.399 tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ GTVT, các DN sau CPH đã từng bước “chuyển mình” mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2011-2014, tổng doanh thu của 18 TCT thuộc Bộ sau CPH đã tăng trưởng 15,28%. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 194,84%, bình quân tăng 48,7%/năm; nộp NSNN tăng 51,52%, bình quân tăng 12,85%/năm; thu nhập bình quân người lao động tăng 32,28%, bình quân tăng 8,07%/năm.
Trong năm 2016, Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai thực hiện CPH 24 DN, đơn vị. Trong đó 14 DN, đơn vị sự nghiệp chuyển tiếp từ năm 2015 và 10 đơn vị sự nghiệp triển khai mới trong năm 2016. Cùng với đó, Bộ GTVT sẽ tiếp tục triển khai thực hiện việc thoái vốn tại 51 DN, dự kiến thu về 1.693,6 tỷ đồng, bao gồm: thoái vốn toàn bộ phần vốn Nhà nước tại 9 TCT, công ty, dự kiến thu nộp NSNN 936 tỷ đồng. Đối với các DN thoái vốn không thành công sẽ thực hiện chuyển giao phần vốn Nhà nước còn lại về SCIC theo quy định. Các TCT trực thuộc Bộ GTVT thoái vốn tại 42 DN, dự kiến thu về 757,6 tỷ đồng (chưa bao gồm các DN cảng biển thuộc Tổng Công ty Hàng hải-Vinalines). Ngoài ra, Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu DN đã được phê duyệt, trọng tâm là Vinalines và TCT Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở thực tiễn, tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp, nhằm mục tiêu phát huy vai trò chủ đạo của DNNN, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, tạo sức độ hấp dẫn để thu hút được các nguồn lực từ xã hội, phát triển các lĩnh vực trọng yếu, phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó, tăng cường công tác thoái vốn tại các DNNN không cần giữ chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần.
Còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Chia sẻ về những khó khăn trong kế hoạch thực hiện CPH và thoái vốn các DN trong năm 2016, ông Vũ Anh Minh - Vụ trưởng Vụ Quản lý DN (Bộ GTVT) cho biết: khó khăn được xác định chủ yếu nằm tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành khác trực tiếp làm việc với từng đơn vị để tổ chức quán triệt, giải đáp mọi thắc mắc cũng như hướng dẫn quy trình thực hiện để tạo sự đồng thuận cao nhất. Ngoài ra còn có những khó khăn trong cách triển khai tại một số đơn vị, ví dụ như xử lý tài chính đối với việc âm vốn chủ sở hữu tại các đơn vị thuộc SBIC; khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư đối với việc thực hiện CPH các đơn vị có vốn điều lệ lớn như TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Bên cạnh đó, vấn đề CPH các cơ sở đào tạo, đây là lĩnh vực có sức lan tỏa lớn đối với xã hội, do đó việc thực hiện CPH phải hết sức cẩn trọng, xây dựng từng bước với lộ trình thích hợp đề vừa làm vừa nghiên cứu, đề xuất giải pháp, lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược qua đó giúp các cơ sở này phát triển.
Tại cuôc họp mới đây bàn về công tác triển khai kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu và CPH DN ngành GTVT năm 2016, lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị Vụ Quản lý DN (Bộ GTVT) nghiên cứu lại xây dựng mô hình 5 đơn vị sẽ triển khai CPH của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để vừa tự chủ về tài chính và Nhà nước phải quản lý được nguồn thu ở các đơn vị này. Đồng thời thống nhất nội dung cần xây dựng lộ trình CPH các đơn vị của Cục Y tế (Bộ GTVT) với các bước vững chắc theo hình thức đầu tư máy móc, thiết bị. Đối với hai TCT Vinalines và SBIC, sẽ chờ kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu, CPH để tổ chức cuộc họp cụ thể nhằm đưa ra nội dung của giai đoạn mới từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, TCT Đường sắt Việt Nam, chủ động thực hiện thoái vốn tại các đơn vị trực thuộc; tiếp tục nghiên cứu CPH 2 đơn vị vận tải để kêu gọi nhà đầu tư chiến lược; nghiên cứu xã hội hóa nhà ga, cho thuê kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa đường sắt theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
LÊ HÒA