Vận tải ven biển: Còn nhiều điểm tắc.
Đầu tư - Ngày đăng : 09:00, 22/12/2016
(BKTO) - Tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang,sau 2 năm công bố, đưa vào khai thác nhằm giảm áp lực cho đường bộ và kết nốicác phương thức vận tải khác đang phát huy hiệu quả nhờ giá cước chỉ bằng 1/5-1/6so với cước vận tải đường bộ. Tuy nhiên, hình thức vận tải sôi động này đã vàđang bộc lộ nhiều bất cập.
Chủ trương đúng nhưng hoạt động còn vướng mắc
Theo báo cáo của Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải), từ khi mở tuyến (tháng 7/2014) đến tháng 10/2016, trên 900 đơn vị vận tải đã tham gia tuyến vận tải ven biển, với hơn 1.000 phương tiện đang hoạt động, vận chuyển 23,7 triệu tấn hàng hóa. Trong đó, 10 tháng năm 2016, lượng hàng hóa được vận chuyển đạt hơn 15,2 triệu tấn, tăng hơn 9,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Đến 30/11, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã cấp chứng chỉ cho gần 1.500 thuyền viên điều khiển phương tiện đi trên tuyến vận tải ven biển. Từ khi công bố tuyến vận tải này đến nay, có hơn 1.300 phương tiện đã thẩm định xong thiết kế và hơn 1.000 phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm.
Chủ trương khai thác tuyến vận tải ven biển được nhận định là đã mở ra cơ hội lớn cho DN vận tải thủy. Tuy nhiên, theo Vụ phó Vụ Vận tải Nguyễn Xuân Thủy, qua 2 năm triển khai, hoạt động của tuyến vận tải ven biển đã xuất hiện một số khó khăn. Theo quy định hiện hành, các phương tiện tàu sông pha biển cấp VR-SB không phải trang bị thiết bị S.EPIRB (phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh). Điều này khiến cơ quan quản lý chưa thể kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện trên tuyến vận tải, gây khó khăn cho công tác xác định cụ thể vị trí tai nạn để tiến hành ứng cứu kịp thời khi phương tiện gặp tai nạn, sự cố…
Bên cạnh đó, theo ông Đinh Văn Hán - đại diện một DN vận tải tại Nam Định, việc thiếu thuyền viên làm việc trên tàu sông pha biển (SB) khiến những tàu mới đóng xong vẫn phải nằm bờ. Mặc dù DN thiếu nhân lực nhưng người có bằng thuyền trưởng tàu biển lại không được chuyển thẳng sang làm việc trên tàu SB mà phải đi học thêm về đường thủy. Thuyền trưởng tàu biển được điều khiển tàu đến 500GT khi chuyển sang tàu SB chỉ được điều khiển loại có trọng tải thấp hơn. Mặt khác, quy định số lượng (định biên) thuyền viên tối thiểu trên tàu SB là 9 người, nhiều hơn cả tàu biển (8 người), gây chi phí tốn kém cho DN.
Theo báo cáo của Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải), từ khi mở tuyến (tháng 7/2014) đến tháng 10/2016, trên 900 đơn vị vận tải đã tham gia tuyến vận tải ven biển, với hơn 1.000 phương tiện đang hoạt động, vận chuyển 23,7 triệu tấn hàng hóa. Trong đó, 10 tháng năm 2016, lượng hàng hóa được vận chuyển đạt hơn 15,2 triệu tấn, tăng hơn 9,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Đến 30/11, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã cấp chứng chỉ cho gần 1.500 thuyền viên điều khiển phương tiện đi trên tuyến vận tải ven biển. Từ khi công bố tuyến vận tải này đến nay, có hơn 1.300 phương tiện đã thẩm định xong thiết kế và hơn 1.000 phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm.
Chủ trương khai thác tuyến vận tải ven biển được nhận định là đã mở ra cơ hội lớn cho DN vận tải thủy. Tuy nhiên, theo Vụ phó Vụ Vận tải Nguyễn Xuân Thủy, qua 2 năm triển khai, hoạt động của tuyến vận tải ven biển đã xuất hiện một số khó khăn. Theo quy định hiện hành, các phương tiện tàu sông pha biển cấp VR-SB không phải trang bị thiết bị S.EPIRB (phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh). Điều này khiến cơ quan quản lý chưa thể kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện trên tuyến vận tải, gây khó khăn cho công tác xác định cụ thể vị trí tai nạn để tiến hành ứng cứu kịp thời khi phương tiện gặp tai nạn, sự cố…
Bên cạnh đó, theo ông Đinh Văn Hán - đại diện một DN vận tải tại Nam Định, việc thiếu thuyền viên làm việc trên tàu sông pha biển (SB) khiến những tàu mới đóng xong vẫn phải nằm bờ. Mặc dù DN thiếu nhân lực nhưng người có bằng thuyền trưởng tàu biển lại không được chuyển thẳng sang làm việc trên tàu SB mà phải đi học thêm về đường thủy. Thuyền trưởng tàu biển được điều khiển tàu đến 500GT khi chuyển sang tàu SB chỉ được điều khiển loại có trọng tải thấp hơn. Mặt khác, quy định số lượng (định biên) thuyền viên tối thiểu trên tàu SB là 9 người, nhiều hơn cả tàu biển (8 người), gây chi phí tốn kém cho DN.
Nhiều vướng mắc cần được gỡ bỏ để giúp vận tải ven biển phát huy được hiệu quả hoạt động
Ảnh: TK
Gỡ khó cho vận tải ven biển
Để tháo gỡ những vướng mắc trên, nhiều DN kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần quy định lại về định biên an toàn tối thiểu đối với tàu SB và thời gian đào tạo phù hợp để thuyền viên có kế hoạch thực hiện, rút ngắn thời gian cấp bằng; đồng thời mở thêm đại diện Cảng vụ Hàng hải tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cho phép tàu được chạy thẳng tại vịnh Bắc Bộ.
Ngoài ra, nhiều DN cũng kiến nghị cần phân định rõ trách nhiệm giữa Cảng vụ Đường thủy nội địa với Cảng vụ Hàng hải để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gây phiền hà cho DN. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét lại các điều kiện kinh doanh đối với các DN khai thác vận tải thủy, trong đó có kinh doanh khai thác phương tiện VR-SB và sớm gỡ bỏ quy định tàu SB phải có hoa tiêu, lai dắt như tàu biển.
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quy định về phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện VR-SB chạy vượt tuyến; kiểm soát tải trọng hàng hóa chuyên chở của tàu, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN vận tải.
Để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN vận tải ven biển, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng cho biết, đơn vị này đã trình Bộ Giao thông vận tải sửa đổi quy định về hoa tiêu dẫn tàu, trong đó khuyến khích chủ tàu tự lai dắt phương tiện trong vùng nước buộc phải lai dắt.
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trên tuyến vận tải ven biển, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cũng đã giao Vụ Vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị và DN liên quan nghiên cứu tìm ra giải pháp kịp thời khắc phục những tồn tại với nguyên tắc, tạo sự thuận lợi tối đa cho DN nhưng phải đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật; trong đó, đặc biệt chú ý đến công tác phối hợp với lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan... để giải quyết thủ tục nhanh gọn cho DN, phương tiện vận tải. Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam và Đường thủy nội địa Việt Nam cần tiếp tục bàn bạc, nghiên cứu lại quy hoạch đội tàu, tránh phát triển một cách tự phát, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.
Để tháo gỡ những vướng mắc trên, nhiều DN kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần quy định lại về định biên an toàn tối thiểu đối với tàu SB và thời gian đào tạo phù hợp để thuyền viên có kế hoạch thực hiện, rút ngắn thời gian cấp bằng; đồng thời mở thêm đại diện Cảng vụ Hàng hải tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cho phép tàu được chạy thẳng tại vịnh Bắc Bộ.
Ngoài ra, nhiều DN cũng kiến nghị cần phân định rõ trách nhiệm giữa Cảng vụ Đường thủy nội địa với Cảng vụ Hàng hải để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gây phiền hà cho DN. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét lại các điều kiện kinh doanh đối với các DN khai thác vận tải thủy, trong đó có kinh doanh khai thác phương tiện VR-SB và sớm gỡ bỏ quy định tàu SB phải có hoa tiêu, lai dắt như tàu biển.
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quy định về phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện VR-SB chạy vượt tuyến; kiểm soát tải trọng hàng hóa chuyên chở của tàu, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN vận tải.
Để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN vận tải ven biển, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng cho biết, đơn vị này đã trình Bộ Giao thông vận tải sửa đổi quy định về hoa tiêu dẫn tàu, trong đó khuyến khích chủ tàu tự lai dắt phương tiện trong vùng nước buộc phải lai dắt.
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trên tuyến vận tải ven biển, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cũng đã giao Vụ Vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị và DN liên quan nghiên cứu tìm ra giải pháp kịp thời khắc phục những tồn tại với nguyên tắc, tạo sự thuận lợi tối đa cho DN nhưng phải đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật; trong đó, đặc biệt chú ý đến công tác phối hợp với lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan... để giải quyết thủ tục nhanh gọn cho DN, phương tiện vận tải. Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam và Đường thủy nội địa Việt Nam cần tiếp tục bàn bạc, nghiên cứu lại quy hoạch đội tàu, tránh phát triển một cách tự phát, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.
LÊ HÒA