Thất thoát hàng trăm triệu Shilling ngân sách Bộ Ngoại giao Kenya
Kiểm toán quốc tế - Ngày đăng : 11:55, 16/06/2016
Tổng Kiểm toán Edward Ouko khuyến nghị Bộ Ngoại giao cần có các biệnpháp mạnh để chấn chỉnh lại hoạt động quản lý tài chính. Ảnh: ST
Trong Báo cáo kiểm toán này, Tổng Kiểm toán Edward Ouko cho biết tính đến ngày 30/6/2015, đã có hơn 767 triệu Shilling (7,55 triệu USD) tiền doanh thu từ chi phí làm thủ tục thị thực, dịch vụ lãnh sự và tiền cho thuê tài sản ở một số cơ quan lãnh sự và đại sứ quán của Kenya tại nước ngoài không được giải trình. Con số này cao gấp 5 lần năm trước (137,7 triệu Shilling). Theo đó, 4 cơ quan hiện gánh khoản thất thoát doanh thu lớn bao gồm: Lãnh sự quán, Đại sứ quán của <_st13a_country-region _w3a_st="on">Kenya tại Anh (82,3 triệu Shilling), <_st13a_city _w3a_st="on">Rome (Italia - 47,4 triệu Shilling), <_st13a_city _w3a_st="on">Addis Ababa (<_st13a_country-region _w3a_st="on">Ethiopia - 6,3 triệu Shilling) và <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_city _w3a_st="on">Washington <_st13a_state _w3a_st="on">DC (Mỹ - 1,6 triệu Shilling).
<_o3a_p>
Có thể nói, bản báo cáo của KTNN Kenya phản ánh bức tranh tiêu cực về tình trạng quản lý tài chính công của Bộ Ngoại giao nước này. Nhiều khoản doanh thu được sử dụng mà không được giải trình cụ thể, mất nhiều cuống vé thị thực và cách thức giải trình các khoản tiền thu được từ phí dịch vụ lãnh sự và thị thực cũng cho thấy nhiều vấn đề. Cơ quan kiểm toán nước này đã dương cờ đỏ cảnh báo cũng như chỉ trích Bộ Ngoại giao không tuân thủ theo Hiến pháp và Bộ luật về Quản lý Tài chính của <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Kenya. <_o3a_p>
Tổng Kiểm toán Edward Ouko nhận định: “Theo tôi, do tính trọng yếu của các vấn đề được đề cập, bản Báo cáo tài chính đã không thể hiện hợp lý tình hình tài chính của Bộ Ngoại giao cho năm tài khóa kết thúc tại ngày 30/6/2015 và hiệu quả tài chính cũng như dòng tiền của Bộ theo các Chuẩn mực quốc tế đối với lĩnh vực công”.<_o3a_p>
Trong năm tài chính 2014-2015, qua kiểm tra hồ sơ, sổ sách tài chính tại các cơ quan này, các kiểm toán viên đã chỉ ra một số sai phạm tài chính như: doanh thu ghi nhận qua kiểm toán là 285,5 triệu Shilling, trong khi con số thực trên Báo cáo tài chính của Bộ ngoại giao là 214,5 triệu Shilling. Có nghĩa là 71 triệu Shilling đã biến mất. Ngoài ra, cuộc điều tra hồi tháng 9/2015 cũng cho thấy có 5.000 nhãn thị thực đã được phát cho Đại sứ quán Kenya tại Washington DC hồi tháng 2/2015, song chỉ có 3.000 nhãn thị thực được sử dụng, 2.000 nhãn còn lại đã mất một cách khó hiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy có tham nhũng trong nội bộ Bộ Ngoại giao <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Kenya. Bộ cũng được yêu cầu giải trình khoản tiền 650 triệu Shilling sử dụng để mua tài sản tại Kololo (Uganda) sau khi cuộc kiểm tra phát hiện thầu được trao cho nhà thầu đưa ra mức giá thấp thứ sáu thay vì thứ nhất.<_o3a_p>
Một sai phạm khác trong hoạt động quản lý tài chính của Bộ Ngoại giao được chỉ ra trong báo cáo lần này là việc Bộ Tài chính đã không kê khai số lãi 27,93 triệu Shilling và khoản lỗ 109,22 triệu Shilling từ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Kiểm tra hồ sơ sổ sách cho thấy Bộ đã ấn định mức tỷ giá hối đoái cố định thay vì cho phép các cơ quan lãnh sự sử dụng tỷ giá thị trường dẫn đến việc đánh giá sai nhiều khoản ngân sách của các đại sứ quán. Tổng Kiểm toán Edward Ouko cho rằng, không có lý do gì để biện minh cho việc phải ấn định tỷ giá hối đoái cho các khoản thu gốc ngoại tệ tại các đại sứ quán. <_o3a_p>
Được biết, bản báo cáo sẽ tiếp tục được Ủy ban Kế toán công xem xét, theo đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ phải giải trình để làm rõ những vấn đề liên quan. Trong buổi trình bày trước Quốc hội, Tổng Kiểm toán Edward Ouko nhấn mạnh rằng, các Báo cáo tài chính của Bộ Ngoại giao Kenya cho năm tài khóa 2015 thực sự là một mớ hỗn tạp, đồng thời khuyến nghị Bộ cần có các biện pháp mạnh để chấn chỉnh lại hoạt động quản lý tài chính đối với các đại sứ quán của Kenya tại nước ngoài, trong một mục tiêu nhằm đẩy lùi hành vi tham nhũng đang lan tràn ở quốc gia này. <_o3a_p>
Hồi năm 2013, <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Kenya là quốc gia đã từng bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng thứ 145/174 về chỉ số tham nhũng. Chính ông Edward Ouko, hồi năm ngoái, đã từng công bố bản báo cáo chính thức, trong đó chỉ rất rõ rằng chỉ có 1% chi tiêu của Chính Phủ Kenya là đúng nguyên tắc tài chính. Theo thống kê của Uỷ ban Đạo đức và Chống tham nhũng Kenya (EACC), hàng năm <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Kenya tổn thất đến 1/3 ngân sách quốc gia, tương đương với 6 tỷ USD vì nạn tham nhũng. Trước những chỉ trích gay gắt của người dân, năm 2015, Tổng thống đương nhiệm Uhura Kenyatta đã hứa sẽ đẩy lùi tham nhũng, khởi đầu là việc thay thế 5 Bộ trưởng vì các cáo buộc tham nhũng, hai trong số đó đang bị điều tra hình sự. Việc bổ nhiệm ông Phillip Kinusu - thành viên cấp khu vực của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới PwC làm người đứng đầu EACC gần đây là động thái mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của quốc gia ở miền đông Châu Phi này.<_o3a_p>
(Nguồn: The Star <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Kenya và Daily Nation)
NGỌC QUỲNH
<_o3a_p>