Từ kết quả kiểm toán Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động: Nhiều kết luận, kiến nghị đã được thực hiện

Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 17:40, 10/03/2016

(BKTO) - Tại buổi họpbáo thông tin về Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháynổ (ATVSLĐ&PCCN) lần thứ 18 năm 2016 ngày 04/3, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởngCục ATLĐ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Những kết luận, kiếnnghị của KTNN qua kiểm toán Chương trình quốc gia ATVSLĐ (Chương trình) là cơ sởđể các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cũngnhư xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động.



Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ cần tập trung nguồn lực vào những ngành nghề có nguy cơ mất an toàn cao.Ảnh: TL

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), giai đoạn 2011-2015, Chương trình được thực hiện với tổng kinh phí là 1.095,94 tỷ đồng; trong đó ngân sách T.Ư khoảng 483,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 35,469 tỷ đồng; DN đóng góp 500 tỷ đồng và tài trợ quốc tế là 77 tỷ đồng. Đây là Chương trình quốc gia do Chính phủ phê duyệt với nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu hàng đầu là giảm tần suất tai nạn lao động trong các ngành, nghề.

Chương trình trên đã được KTNN kiểm toán hằng năm và Đại sứ quán Đan Mạch tiến hành đánh giá định kỳ. Từ năm 2012-2015, KTNN đã tiến hành kiểm toán tại tất cả 12 Bộ, cơ quan T.Ư tham gia Chương trình và 21 tỉnh, thành phố. Ông Hà Tất Thắng khẳng định: Qua kiểm toán cho thấy việc triển khai chương trình là nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, trong bối cảnh nguồn kinh phí còn hạn hẹp so với đề xuất ban đầu nhưng Chương trình đã huy động được nhiều Bộ, ngành, cơ quan, địa phương và DN tích cực “vào cuộc”. Một số tỉnh, thành còn chủ động bố trí kinh phí cho công tác ATVSLĐ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch và một số tổ chức quốc tế khác đã hỗ trợ cho công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ ở cả T.Ư và địa phương. Nhờ có Chương trình, hoạt động thông tin tuyên truyền, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công tác thanh tra kiểm tra về ATVSLĐ… ngày càng được đẩy mạnh; nhiều văn bản quan trọng được xây dựng và ban hành như Luật ATVSLĐ (được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016); các nghị định, thông tư liên quan đến công tác ATVSLĐ.

Theo ông Hà Tất Thắng, qua hoạt động kiểm toán, KTNN không chỉ ghi nhận những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Chương trình mà còn đưa ra những kết luận, kiến nghị có ý nghĩa thiết thực; giúp cho Bộ LĐ-TB&XH xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về ATVSLĐ. Qua các giai đoạn triển khai thực hiện Chương trình, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động đã được nâng cao. Do vậy, giai đoạn 2016-2020, việc triển khai thực hiện Chương trình đặt ra yêu cầu cao hơn; đó là phải xây dựng văn hóa ATLĐ, lấy hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện, thanh tra, kiểm tra làm cơ sở để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động. Bên cạnh đó, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trong đó bao gồm cả hoạt động về thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, thanh tra, kiểm tra. Đây chính là một trong những kiến nghị của KTNN đã được Bộ LĐ-TB&XH cụ thể hóa vào trong Luật ATVSLĐ. Ngoài ra, KTNN còn có các kiến nghị khác như: phân tích, đánh giá rủi ro trước khi tiến hành công việc để có biện pháp phòng ngừa; do nguồn lực của Chương trình còn hạn chế nên tới đây cần ưu tiên, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao, tăng hỗ trợ đối đối với những địa phương còn nhiều khó khăn, giảm hỗ trợ đối với những địa phương có tiềm lực kinh tế. Tất cả những kiến nghị này đều đã được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật. Đây còn là một trong những căn cứ để Bộ LĐ-TB&XH xây dựng Chương trình hành động quốc gia ATVSLĐ giai đoạn 2016-2020.

Cùng với đó, một số hoạt động khác cũng được tăng cường và triển khai sau khi có kết luận, kiến nghị của KTNN. Minh chứng là tại Hội nghị tổng kết Chương trình và các cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình, các Bộ, cơ quan T.Ư và địa phương đã nghiêm túc kiểm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, điều hành, thống nhất giải pháp, phối hợp, triển khai thực hiện Chương trình trong thời gian tới. Quá trình tổ chức thực hiện Chương trình đã ngày càng bám sát, đúng theo hướng dẫn của các đơn vị chủ trì dự án và Ban chỉ đạo Chương trình, khắc phục các hạn chế trong công tác lập kế hoạch, giao dự toán, sử dụng kinh phí. Việc lập kế hoạch, dự toán kinh phí và đề xuất các biện pháp để thực hiện dự án đều được các đơn vị chủ trì dự án thực hiện và gửi cho các đơn vị triển khai dự án. Hằng năm, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế đều có công văn hướng dẫn chi tiết các địa phương triển khai Chương trình. Công tác kiểm tra thực hiện Chương trình tại các địa phương và DN đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các cấp, các ngành, DN và người lao động về công tác ATVSLĐ.

Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ&PCCN lần thứ 18 năm 2016 với chủ đề "DN và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật ATVSLĐ" sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 26/3. Lễ phát động được tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hưng Yên sáng 20/3 .
NGỌC MAI