Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?
Đối nội - Ngày đăng : 06:10, 30/06/2016
(BKTO) - Giữalúc châu Âu đang rối bời sau sự kiện Brexit (cử tri Anh lựa chọn phương án rờiLiên minh châu Âu), Việt Namcó thể là điểm sáng thị trường ở châu Á? Liệu những cơ hội mới cho Việt Nam cóđược nhen nhóm? Trả lời những câu hỏi này tại Tọa đàm: “Thiên nga đen” Brexitvà ứng xử của Việt Nam do Tạp chí Diễn đàn đầu tư (Bizlive) tổ chức ngày 28/6,mỗi diễn giả đều có những góc nhìn, nhận định riêng về tác động của Brexit đốivới kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Việc Anh rời khỏi châu Âu đã tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: TK
Kinh tế Việt Nam với những góc nhìn đa chiều
Đón luồng gió Brexit từ trời Âu xa xôi, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong phiên sáng ngày 24/6 đã giảm điểm mạnh nhưng ngay trong phiên sau đó, thị trường đã có sự phục hồi. Từ đó đến nay, thị trường vẫn khá vững vàng, cân bằng, chưa có những tác động mạnh mang tính lan tỏa. Thực tế này đã giúp bà Nguyễn Mai Phương- Giám đốc Chuyên môn Phân tích VNDirect, củng cố thêm niềm tin vào việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) chưa ảnh hưởng rõ ràng đến Việt Nam.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Hùng Linh- Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, Việt Nam không bị ảnh hưởng lớn từ Brexit. “So với sự kiện biển Đông hồi tháng 5/2014, sự kiện này tác động không mạnh bằng. Ngày 8/5/2014, VN Index mất đến 34 điểm, nhiều cổ phiếu chạm sàn; còn trong phiên ngày 24/6, VN Index đã có thời điểm giảm sâu 34 điểm nhưng kết thúc phiên giảm 11 điểm. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã vững vàng hơn trước”- ông Linh phân tích.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực- Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhận định việc Anh rời EU ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Việt Nam trước mắt và lâu dài. Trước mắt, chứng khoán và tỷ giá đều có những tác động nhất định. Về lâu dài, mặc dù Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Anh nhưng chịu tác động từ EU vì EU đầu tư vào Việt Nam không nhỏ. Mặt khác, hiện tại, tỷ giá và lãi suất chưa bị tác động nhiều bởi Brexit nhưng nếu hiện tượng domino (phản ứng chuỗi) xảy ra đối với đồng tiền của các quốc gia thì tỷ giá trung tâm của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.
Một minh chứng về sự biến động của tỷ giá là ngay khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh được đưa ra, Đồng bảng Anh và Euro rớt giá mạnh, Trung Quốc cũng đã phá giá đồng Nhân dân tệ. “Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá Nhân dân tệ trong khi đồng Việt Nam vẫn giữ sự ổn định như hiện tại thì nhập siêu sẽ gia tăng. Tình trạng này kéo dài và trầm trọng sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, đến mức nào đó sẽ tác động đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng tiền khác”- chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh. Chuyên gia này cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ chịu “bất lợi nhiều hơn thuận lợi” khi Anh rời khỏi EU. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc thu hút dòng vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào Việt Nam cũng không mấy khả quan bởi khi khủng hoảng xảy ra, nhà đầu tư sẽ có xu hướng quay trở về với thị trường truyền thống thay vì đi tìm thị trường mới nhiều rủi ro hơn.Chưa kể, sự gia tăng của giá vàng thế giới và trong nước ít nhiều tác động đến chính sách chống vàng hóa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
“Nay là Brexit, mai có thể là Fracit…”
Mọi kịch bản đều có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Trong lúc này, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, NHNN cần theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là biến động của đồng Nhân dân tệ. NHNN nên linh hoạt và ứng biến trong việc điều chỉnh tỷ giá. Hiện tại, mức phá giá đồng Nhân dân tệ còn thấp nhưng nhà điều hành không nên đợi Trung Quốc phá giá sâu mới phản ứng. TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nếu Trung Quốc hoặc thế giới có biến động mạnh thì chúng ta buộc phải có những điều chỉnh lớn hơn.
Đối với thị trường vàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị Chính phủ nên huy động vàng từ dân chúng, cân nhắc việc lập sàn vàng quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Cấn Văn Lực và Nguyễn Đức Hùng Linh không đồng tình với quan điểm này. Các chuyên gia cảnh báo: Nếu sàn vàng được thành lập thì rất có thể tình trạng vàng hóa còn cao hơn. Thay vì lập sàn vàng, Chính phủ còn nhiều việc phải quan tâm hơn như nợ công, ngân sách…
Trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết nữa là “Chính phủ, các Bộ, ngành và DN, nhất là DN thuộc khối tài chính ngân hàng cần quan tâm hơn tới câu chuyện quản lý rủi ro. Công cụ phòng ngừa rủi ro sớm được vận dụng, trong đó Bộ Tài chính nên lưu tâm đến đề xuất hình thành thị trường phái sinh”- TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị thêm.
Không chỉ có Brexit, những biến động khôn lường khác của thị trường thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hay các thị trường vàng, ngoại hối, chứng khoán của Việt Nam trong tương lai. Nói như TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Nay là Brexit nhưng mai có thể sẽ có thêm Fraxit hay một số nước khác cũng muốn rời khỏi cộng đồng chung”. Bởi vậy, bài học truyền thống được các chuyên gia nhắc lại nhiều lần mỗi khi Việt Nam đứng trước những biến động của thế giới vẫn là sự chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành kinh tế. Muốn vậy, Việt Nam cần xây dựng cơ chế xử lý khủng hoảng bài bản hơn và Chính phủ nên xem xét, thành lập nhóm nghiên cứu để dự báo được những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế.
Đón luồng gió Brexit từ trời Âu xa xôi, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong phiên sáng ngày 24/6 đã giảm điểm mạnh nhưng ngay trong phiên sau đó, thị trường đã có sự phục hồi. Từ đó đến nay, thị trường vẫn khá vững vàng, cân bằng, chưa có những tác động mạnh mang tính lan tỏa. Thực tế này đã giúp bà Nguyễn Mai Phương- Giám đốc Chuyên môn Phân tích VNDirect, củng cố thêm niềm tin vào việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) chưa ảnh hưởng rõ ràng đến Việt Nam.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Hùng Linh- Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, Việt Nam không bị ảnh hưởng lớn từ Brexit. “So với sự kiện biển Đông hồi tháng 5/2014, sự kiện này tác động không mạnh bằng. Ngày 8/5/2014, VN Index mất đến 34 điểm, nhiều cổ phiếu chạm sàn; còn trong phiên ngày 24/6, VN Index đã có thời điểm giảm sâu 34 điểm nhưng kết thúc phiên giảm 11 điểm. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã vững vàng hơn trước”- ông Linh phân tích.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực- Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhận định việc Anh rời EU ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Việt Nam trước mắt và lâu dài. Trước mắt, chứng khoán và tỷ giá đều có những tác động nhất định. Về lâu dài, mặc dù Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Anh nhưng chịu tác động từ EU vì EU đầu tư vào Việt Nam không nhỏ. Mặt khác, hiện tại, tỷ giá và lãi suất chưa bị tác động nhiều bởi Brexit nhưng nếu hiện tượng domino (phản ứng chuỗi) xảy ra đối với đồng tiền của các quốc gia thì tỷ giá trung tâm của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.
Một minh chứng về sự biến động của tỷ giá là ngay khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh được đưa ra, Đồng bảng Anh và Euro rớt giá mạnh, Trung Quốc cũng đã phá giá đồng Nhân dân tệ. “Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá Nhân dân tệ trong khi đồng Việt Nam vẫn giữ sự ổn định như hiện tại thì nhập siêu sẽ gia tăng. Tình trạng này kéo dài và trầm trọng sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, đến mức nào đó sẽ tác động đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng tiền khác”- chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh. Chuyên gia này cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ chịu “bất lợi nhiều hơn thuận lợi” khi Anh rời khỏi EU. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc thu hút dòng vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào Việt Nam cũng không mấy khả quan bởi khi khủng hoảng xảy ra, nhà đầu tư sẽ có xu hướng quay trở về với thị trường truyền thống thay vì đi tìm thị trường mới nhiều rủi ro hơn.Chưa kể, sự gia tăng của giá vàng thế giới và trong nước ít nhiều tác động đến chính sách chống vàng hóa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
“Nay là Brexit, mai có thể là Fracit…”
Mọi kịch bản đều có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Trong lúc này, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, NHNN cần theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là biến động của đồng Nhân dân tệ. NHNN nên linh hoạt và ứng biến trong việc điều chỉnh tỷ giá. Hiện tại, mức phá giá đồng Nhân dân tệ còn thấp nhưng nhà điều hành không nên đợi Trung Quốc phá giá sâu mới phản ứng. TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nếu Trung Quốc hoặc thế giới có biến động mạnh thì chúng ta buộc phải có những điều chỉnh lớn hơn.
Đối với thị trường vàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị Chính phủ nên huy động vàng từ dân chúng, cân nhắc việc lập sàn vàng quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Cấn Văn Lực và Nguyễn Đức Hùng Linh không đồng tình với quan điểm này. Các chuyên gia cảnh báo: Nếu sàn vàng được thành lập thì rất có thể tình trạng vàng hóa còn cao hơn. Thay vì lập sàn vàng, Chính phủ còn nhiều việc phải quan tâm hơn như nợ công, ngân sách…
Trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết nữa là “Chính phủ, các Bộ, ngành và DN, nhất là DN thuộc khối tài chính ngân hàng cần quan tâm hơn tới câu chuyện quản lý rủi ro. Công cụ phòng ngừa rủi ro sớm được vận dụng, trong đó Bộ Tài chính nên lưu tâm đến đề xuất hình thành thị trường phái sinh”- TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị thêm.
Không chỉ có Brexit, những biến động khôn lường khác của thị trường thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hay các thị trường vàng, ngoại hối, chứng khoán của Việt Nam trong tương lai. Nói như TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Nay là Brexit nhưng mai có thể sẽ có thêm Fraxit hay một số nước khác cũng muốn rời khỏi cộng đồng chung”. Bởi vậy, bài học truyền thống được các chuyên gia nhắc lại nhiều lần mỗi khi Việt Nam đứng trước những biến động của thế giới vẫn là sự chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành kinh tế. Muốn vậy, Việt Nam cần xây dựng cơ chế xử lý khủng hoảng bài bản hơn và Chính phủ nên xem xét, thành lập nhóm nghiên cứu để dự báo được những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế.
NGỌC MAI