Nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách tại cơ quan Thuế (Trích tham luận của KTNN khu vực XIII tại Hội nghị triển khai công tác năm 2016 của KTNN

Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 06:20, 30/06/2016

(BKTO)- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán thu ngân sách tại cơ quan thuếtrong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) góp phần quan trọng trong việckhẳng định sự cần thiết, tính chính đáng để tồn tại và phát triển KTNN - cơquan có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sảncông của một quốc gia.



Còn có những tồn tại trong quá trình kiểm toán thu ngân sách tại cơ quan Thuế ở địa phương. Ảnh: TK
Những năm qua, kiểm toán quản lý thuế tại cơ quan thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP đã đạt được những kết quả đáng kể. Số kiến nghị truy thu nộp ngân sách khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số kiến nghị xử lý tài chính của đơn vị, đồng thời có nhiều kiến nghị giúp địa phương khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thuế.

Trong hoạt động kiểm toán NSĐP đã tổ chức các Tổ kiểm toán chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản lý thu tại cơ quan thuế, tại cơ quan Hải quan, tại các DNNN, lĩnh vực quản lý, cấp phát kinh phí chi thường xuyên, lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản. Tương tự, đối với kiểm toán quản lý thu tại cơ quan thuế, nhờ tổ chức Tổ kiểm toán có tính chuyên môn riêng nên đã thực hiện được ở mức độ nhất định việc kiểm toán chuyên sâu theo từng nội dung quản lý thu thuế của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan. Trong thực hiện kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế đã đặt mục tiêu, nội dung kiểm toán mang tính tổng hợp, toàn diện gắn với tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế; chú trọng từ khâu khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chi tiết; tăng số mẫu kiểm toán được chọn để phân tích, đánh giá toàn diện cả hệ thống… Khi phát hiện có sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện từ kết quả kiểm tra, đối chiếu, thông qua hệ thống quản lý của cơ quan quản lý thuế để xác định mức độ sai phạm của hệ thống.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các KTNN khu vực còn có những tồn tại trong kiểm toán thu ngân sách tại cơ quan thuế, từ khâu tổ chức, thực hiện kiểm toán đến lập và phát hành báo cáo kiểm toán làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc kiểm toán. Nguyên nhân chính, một mặt là do tính chất phức tạp của công tác quản lý thuế, mặt khác KTNN khu vực tuy đã tiến hành kiểm toán hàng năm tại các cơ quan thuế nhưng chưa tổng kết, đánh giá thực trạng. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, trước hết các giải pháp đề xuất phải khắc phục được các hạn chế, tồn tại, trong đó đặc biệt yêu cầu đối với hoạt động kiểm toán tại cơ quan thuế là cần được tổ chức cho phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động của cơ quan thuế và người nộp thuế. Chức năng của kiểm toán là kiểm tra, đánh giá và xác nhận nên hoạt động kiểm toán cần bám sát diễn biến sự việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, việc kiểm toán lĩnh vực thu ngân sách phải gắn với từng khâu, quy trình nghiệp vụ, với vai trò là kiểm tra từ bên ngoài đối với các đối tượng có liên quan trong việc thực thi pháp luật về thuế. Đồng thời, các giải pháp cũng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Mặt khác, giải pháp phải đáp ứng yêu cầu kiểm toán là hoạt động thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc áp dụng hệ thống các biểu mẫu kiểm toán phù hợp với đặc điểm kiểm toán tại cơ quan thuế.
Theo đó, KTNN khu vực XIII đề xuất 3 giải pháp cụ thể như sau:

Một là, xây dựng quy trình và hệ thống biểu mẫu kiểm toán áp dụng kiểm toán tại cơ quan thuế. Thực hiện tổng kết thực tiễn kiểm toán trong lĩnh vực thu trong hoạt động kiểm toán NSĐP và triển khai xây dựng Quy trình kiểm toán áp dụng cho kiểm toán tại cơ quan thuế. Quy trình kiểm toán cần quy định, hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, các bước công việc cần thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với từng lĩnh vực. Bổ sung, sửa đổi biểu mẫu, hồ sơ kiểm toán, trong đó trọng tâm là biên bản, bản xác nhận số liệu kiểm toán tại cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán như Sở tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đối tượng nộp thuế.

Hai là, đổi mới phương thức tổ chức kiểm toán NSĐP. NSNN là các khoản thu, chi ngân sách được phản ánh vào báo cáo quyết toán NSNN, không bao gồm các khoản chưa thu hoặc các khoản sẽ thu vào NSNN. Việc kiểm toán nguồn thu ngân sách, kiểm toán tuân thủ Luật Quản lý thuế là đối tượng thuộc phạm vi của kiểm toán tiền, tài sản, NSNN, thuộc phạm vi nội dung kiểm toán tuân thủ theo Điều 38 Luật KTNN. Tuy nhiên, xuất phát từ một số vấn đề thực tế, cần tổ chức các cuộc kiểm toán NSNN với mục tiêu là kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách. Cần thiết nên xác định các nội dung kiểm toán tuân thủ, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực gắn với kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán xác nhận). Việc kiểm toán quản lý thu ngân sách nên thực hiện theo hướng kiểm toán chuyên đề để phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế.

Ba là, hoàn thiện quy định pháp lý về kiểm toán tại cơ quan thuế; kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực kiểm toán. Cụ thể, hoàn thiện quy định của KTNN, thiết lập môi trường pháp lý hoạt động kiểm toán về kiểm toán tại cơ quan thuế, khắc phục hạn chế về hiệu lực hoạt động của kiểm toán viên trong thu thập bằng chứng kiểm toán. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ theo hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực chuyên môn sâu; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đơn vị, bộ phận chuyên môn; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; xây dựng quy chế phối hợp giữa KTNN chuyên ngành với KTNN khu vực và giữa các KTNN khu vực đồng cấp; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin của KTNN.

HỒNG THOAN