Thỏa thuận Paris: Giải quyết biến đổi khí hậu một cách bài bản

Xã hội - Ngày đăng : 10:00, 08/09/2016

(BKTO) - Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đượcxác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, khiViệt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các hiện tượngcực đoan của thiên nhiên. Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt Nam thực hiện tốtThỏa thuận Paris sẽ góp phần giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, bài bảntrong nhiều thập kỷ tiếp theo.


Thỏa thuận Paris được đánh giá là kết quả đàm phán khí hậu mang tính lịch sử, 195 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về BĐKH thông qua ngày 12/12/2015 tại Paris. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH, Việt Nam đã chứng tỏ sự cam kết mạnh mẽ tham gia cùng nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với hiện tượng này.


Thực thi cam kết Thỏa thuận Paris là cơ hội lớn cho Việt Nam có thêm nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế để giải quyết vấn đề BĐKH.Ảnh: TK
Có thể nói, việc thực hiện những cam kết này là thách thức lớn đối với Việt Nam khi nền kinh tế, sản xuất của chúng ta đang phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch. Nhưng đi kèm với đó cũng là cơ hội để Việt Nam thay đổi mô hình phát triển, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng cacbon thấp, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp cận cộng nghệ sạch, tiên tiến... Bên cạnh đó, một trong những nội dung chính của Thoả thuận Paris là các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với mức đóng góp 100 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2020. Theo ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Tính toán sơ bộ, con số để Việt Nam giảm phát thải đến 8% là vào khoảng trên 3 tỷ đô la. Để đạt được đến 25% thì cần một lượng đầu tư gấp nhiều lần so với con số 3 tỷ. Bởi những vấn đề Việt Nam tự làm thông thường đều với chi phí thấp. Còn những phương án giảm phát thải khí nhà kính đề nghị quốc tế hỗ trợ là những phương án sử dụng chi phí cao, đầu tư lớn…

Rõ ràng, một đất nước đứng thứ 7 thế giới về thiệt hại do BĐKH với trung bình hằng năm có 392 người chết và mất hơn 1% GDP, Việt Nam hiểu hơn hết những hậu quả của BĐKH đem lại. Vì vậy, việc thực hiện tốt các cam kết Thỏa thuận Paris là chính giải pháp căn cơ, bài bản để Việt Nam ứng phó với BĐKH trong giai đoạn tiếp theo. Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh: Việc nhanh chóng triển khai Thỏa thuận Paris sẽ góp phần ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế giải quyết một trong những thách thức to lớn, đe doạ đến sự tồn vong của nhân loại.

Được biết, hiện nay Dự thảo Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đã được hoàn thành và được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tham vấn ý kiến rộng rãi trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 10 tới. Theo đó, Dự thảo Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu gồm 5 nội dung chính: Xác định các hoạt động giảm nhẹ phát thải thực hiện INDC và tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp; Xác định các hoạt động thích ứng thực hiện INDC, tăng khả năng chống chịu của cộng đồng và đảm bảo sinh kế cho người dân; Chuẩn bị nguồn lực về con người, công nghệ và tài chính để thực hiện các đóng góp về giảm nhẹ, thích ứng và các nghĩa vụ khác do Thỏa thuận Paris quy định; Thiết lập và vận hành hệ thống công khai, minh bạch nhằm giám sát, đánh giá việc thực hiện thích ứng giảm nhẹ, chuẩn bị nguồn lực theo quy định của Thỏa thuận Paris; Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và tập trung nỗ lực quốc gia cho ứng phó với BĐKH cũng như tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề vùng, liên ngành, thu hút nguồn lực tư nhân và hỗ trợ quốc tế.

HOÀNG LONG