Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp
Hoạt động của Ngành - Ngày đăng : 07:30, 14/05/2015
(BKTO) - Với mục tiêu giảm tình trạng đói nghèo ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng các dân tộc thiểu số, thông qua phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Chương trình hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp nông thôn hợp phần địa phương tại 5 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông (Chương trình), thực hiện trong năm 2013 và 9 tháng năm 2014 đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo.
Các lớp tập huấn, hội nghị “đầu bờ”, tham quan học tập bằng nguồn kinh phí của Chương trình đã giúp bà con nông dân nắm được kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp để vận dụng hiệu quả. Ảnh: T.S
Nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp
Theo Báo cáo kiểm toán của KTNN, năm 2013, nguồn vốn đầu tư của Chương trình là 142,4 tỷ đồng. Việc hỗ trợ vốn của Chương trình được thực hiện theo phương thức hòa đồng ngân sách, nhờ đó đã tạo quyền chủ động và quyết định các nội dung đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình cho các tỉnh, phù hợp với kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp của địa phương.
Thực hiện mục tiêu đề ra, Chương trình đã tập trung vào việc cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và marketing trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo miền núi, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với hợp phần địa phương, Chương trình đưa ra mục tiêu cần đạt được trong thời gian ngắn là cải thiện an ninh lương thực và mức sống của nông dân nghèo miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và các hộ gia đình có chủ hộ là nữ, thông qua cải thiện công tác quản lý nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, Chương trình tập trung vào một số nội dung cơ bản gồm: Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; Cải thiện mức sống và điều kiện sống của cư dân nông thôn; Phát triển hạ tầng nông thôn; Bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường bền vững, có hiệu quả; Nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả.
Kết quả cho thấy, Chương trình đã góp phần tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa. Các nội dung được đầu tư từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình đã hỗ trợ nhiều giống cây trồng, phân bón, giúp các hộ dân giảm bớt khó khăn trong đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp cho nhân dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thâm canh một số loại cây trồng và vật nuôi có hiệu quả, từ đó người dân có thể áp dụng vào thực tiễn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.
Qua các lớp tập huấn, hội nghị “đầu bờ”, tham quan học tập thực tế các mô hình… đã giúp các học viên nắm bắt được cơ chế quản lý chương trình, kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Cùng với đó, Dự án công trình thủy lợi, mương nội đồng đã góp phần đảm bảo nhu cầu sản xuất 2 vụ của nhân dân trong vùng Dự án, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả trong quá trình khai thác, sản xuất nông nghiệp…
Đặc biệt, trong giai đoạn 2009 - 2013, nhờ có kinh phí của Chương trình, kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn vốn khác, một số tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2011- 2015 đạt và vượt kế hoạch giao. Điển hình như tỉnh Điện Biên năm 2013, theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 35,22% (giảm 18,15% so với năm 2012); tỉnh Lai Châu năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 27,2% (giảm 4,6% so với năm 2012).
Xây dựng đề án,dự án quy hoạch ngành
Với những kết quả tích cực trên, KTNN ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền, các Sở, Ban, ngành và người dân các địa phương thực hiện Chương trình. Kết quả kiểm toán nêu rõ, năm 2013 là năm cuối thực hiện Chương trình nên công tác quản lý chỉ đạo Chương trình của các địa phương đã cơ bản được hoàn thiện.
UBND các tỉnh đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh và sự giám sát của HĐND tỉnh cùng sự nỗ lực của các Ban, ngành và người dân tham gia tổ chức thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Bám sát các mục tiêu cơ bản của Chương trình và nội dung hướng dẫn, chỉ đạo từ Trung ương, trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở, Ban, ngành đã tham mưu cho UBND 5 tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; ban hành quyết định về phê duyệt một số định mức hỗ trợ thực hiện Chương trình trên địa bàn 5 tỉnh…
Bên cạnh đó, UBND 5 tỉnh cũng đã ban hành các quy định về hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng và phê duyệt được các dự án, đề án quy hoạch ngành để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như tại tỉnh Điện Biên đã ban hành Dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch chi tiết khu hành chính, dịch vụ Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé; Dự án trồng cây phân tán Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020; Đề án Bảo tàng Thiên nhiên khu vực Tây Bắc; Đề án nâng cao năng lực bảo vệ thực vật; Quy hoạch phát triển cà phê giai đoạn 2010- 2020; Dự án nuôi cá lồng, cá lòng hồ; Chương trình phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường...
Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt đơn giá cây, con giống, phân bón thực hiện các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch năm 2013 trên địa bàn tỉnh… Tỉnh Lai Châu đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; quy định nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh...
Theo Báo cáo kiểm toán của KTNN, năm 2013, nguồn vốn đầu tư của Chương trình là 142,4 tỷ đồng. Việc hỗ trợ vốn của Chương trình được thực hiện theo phương thức hòa đồng ngân sách, nhờ đó đã tạo quyền chủ động và quyết định các nội dung đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình cho các tỉnh, phù hợp với kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp của địa phương.
Thực hiện mục tiêu đề ra, Chương trình đã tập trung vào việc cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và marketing trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo miền núi, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với hợp phần địa phương, Chương trình đưa ra mục tiêu cần đạt được trong thời gian ngắn là cải thiện an ninh lương thực và mức sống của nông dân nghèo miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và các hộ gia đình có chủ hộ là nữ, thông qua cải thiện công tác quản lý nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, Chương trình tập trung vào một số nội dung cơ bản gồm: Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; Cải thiện mức sống và điều kiện sống của cư dân nông thôn; Phát triển hạ tầng nông thôn; Bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường bền vững, có hiệu quả; Nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả.
Kết quả cho thấy, Chương trình đã góp phần tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa. Các nội dung được đầu tư từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình đã hỗ trợ nhiều giống cây trồng, phân bón, giúp các hộ dân giảm bớt khó khăn trong đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp cho nhân dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thâm canh một số loại cây trồng và vật nuôi có hiệu quả, từ đó người dân có thể áp dụng vào thực tiễn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.
Qua các lớp tập huấn, hội nghị “đầu bờ”, tham quan học tập thực tế các mô hình… đã giúp các học viên nắm bắt được cơ chế quản lý chương trình, kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Cùng với đó, Dự án công trình thủy lợi, mương nội đồng đã góp phần đảm bảo nhu cầu sản xuất 2 vụ của nhân dân trong vùng Dự án, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả trong quá trình khai thác, sản xuất nông nghiệp…
Đặc biệt, trong giai đoạn 2009 - 2013, nhờ có kinh phí của Chương trình, kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn vốn khác, một số tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2011- 2015 đạt và vượt kế hoạch giao. Điển hình như tỉnh Điện Biên năm 2013, theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 35,22% (giảm 18,15% so với năm 2012); tỉnh Lai Châu năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 27,2% (giảm 4,6% so với năm 2012).
Xây dựng đề án,dự án quy hoạch ngành
Với những kết quả tích cực trên, KTNN ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền, các Sở, Ban, ngành và người dân các địa phương thực hiện Chương trình. Kết quả kiểm toán nêu rõ, năm 2013 là năm cuối thực hiện Chương trình nên công tác quản lý chỉ đạo Chương trình của các địa phương đã cơ bản được hoàn thiện.
UBND các tỉnh đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh và sự giám sát của HĐND tỉnh cùng sự nỗ lực của các Ban, ngành và người dân tham gia tổ chức thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Bám sát các mục tiêu cơ bản của Chương trình và nội dung hướng dẫn, chỉ đạo từ Trung ương, trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở, Ban, ngành đã tham mưu cho UBND 5 tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; ban hành quyết định về phê duyệt một số định mức hỗ trợ thực hiện Chương trình trên địa bàn 5 tỉnh…
Bên cạnh đó, UBND 5 tỉnh cũng đã ban hành các quy định về hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng và phê duyệt được các dự án, đề án quy hoạch ngành để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như tại tỉnh Điện Biên đã ban hành Dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch chi tiết khu hành chính, dịch vụ Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé; Dự án trồng cây phân tán Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020; Đề án Bảo tàng Thiên nhiên khu vực Tây Bắc; Đề án nâng cao năng lực bảo vệ thực vật; Quy hoạch phát triển cà phê giai đoạn 2010- 2020; Dự án nuôi cá lồng, cá lòng hồ; Chương trình phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường...
Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt đơn giá cây, con giống, phân bón thực hiện các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch năm 2013 trên địa bàn tỉnh… Tỉnh Lai Châu đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; quy định nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh...
ĐĂNG KHOA