Ô nhiễm nước đã và đang ngoài tầm kiểm soát
Xã hội - Ngày đăng : 10:05, 14/05/2015
(BKTO) - Nguồn tài nguyên nước Việt Nam đang ngày càng suythoái, thậm chí bị phá hủy do ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế vàkhai thác cho mục đích sinh hoạt của con người. Nghiêm trọng hơn, ô nhiễm môitrường nước đang có xu hướng phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Tình trạng ô nhiễm nước không những ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Ảnh: T.K
Ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng
Mặc dù có hệ thống sông, ngòi, hồ chứa tương đối lớn với tổng dung tích nước trên 65 tỷ m3, nhưng vấn đề thiếu nước sạch và ô nhiễm nước đã trở thành nguy cơ ngày càng rõ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ngày càng giảm khiến cho nguồn sinh thủy đang giảm cả về số lượng và chất lượng. Tình trạng ô nhiễm nước không những ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có tới 9.000 người tử vong vì nguồn nước bị ô nhiễm, 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do nguyên nhân quan trọng là sử dụng nước bị ô nhiễm. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho biết: Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và gay gắt.
Mặc dù có hệ thống sông, ngòi, hồ chứa tương đối lớn với tổng dung tích nước trên 65 tỷ m3, nhưng vấn đề thiếu nước sạch và ô nhiễm nước đã trở thành nguy cơ ngày càng rõ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ngày càng giảm khiến cho nguồn sinh thủy đang giảm cả về số lượng và chất lượng. Tình trạng ô nhiễm nước không những ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có tới 9.000 người tử vong vì nguồn nước bị ô nhiễm, 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do nguyên nhân quan trọng là sử dụng nước bị ô nhiễm. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho biết: Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và gay gắt.
Hiện nguồn nước của Việt Nam đang ngày càng bị suy thoái, thậm chí một số nguồn nước bị phá hủy do ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế và khai thác cho mục đích sinh hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường nước hiện nay đã và đang có xu hướng phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Tình trạng ô nhiễm nước đã làm tăng các chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả và tính cạnh tranh sản phẩm của các ngành, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản, nông nghiệp. Ông Hoàng Văn Bảy - Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hầu hết hệ thống sông ngòi, hồ ao đều bị ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống sông, hồ ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Theo thống kê, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3/ngày) và công nghiệp (khoảng 240.000m3/ngày) không được xử lý, đổ thẳng ra các sông, hồ. Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng cho biết, từ góc độ kinh tế, nước chỉ có thể phục vụ phát triển kinh tế như là nguồn nguyên liệu và môi trường cho khai thác dịch vụ khi nước tự nhiên có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm. Nếu ở trạng thái ngược lại, tức là bị ô nhiễm, thì không những nước không đảm bảo được các chức năng trên mà còn là gánh nặng vì phải chi phí rất cao để xử lý ô nhiễm thành nước sạch.
Cần xây dựng luật kiểm soát ô nhiễm nước
Lý giải cho tình trạng trên, ông Võ Tuấn Nhân cho rằng: chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát do tác động của các hoạt động phát triển; sự mâu thuẫn trong khai thác, chia sẻ tài nguyên nước giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế; từ công tác quản lý Nhà nước và đặc biệt là chính sách, pháp luật chưa được hoàn thiện, thiếu nhiều quy định và các chế tài trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước. Chính vì vậy việc bảo vệ và quản trị tốt nguồn nước phải được coi là vấn đề ưu tiên trong mục tiêu phát triển; trong đó, chính sách, pháp luật về kiểm soát nguồn nước phải được ưu tiên hàng đầu.
Đề xuất giải pháp hành động để chặn đứng và đảo ngược xu thế ô nhiễm nước đang ngày càng trầm trọng ở nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét đề xuất, kiến nghị Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về môi trường nước và đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội một luật riêng về kiểm soát ô nhiễm nước với tính thực thi cao như nhiều nước trên thế giới đã ban hành.
Về vấn đề này, ông Dương Thanh An - Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường) đề xuất hai phương án: Thứ nhất là xây dựng luật riêng về kiểm soát ô nhiễm nước với ưu điểm toàn diện, thống nhất. Thứ hai là điều chỉnh các quy định của pháp luật hiện có thông qua hai hệ thống văn bản chủ lực là Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước với ưu điểm không xáo trộn toàn hệ thống và dễ thực hiện.
TRỊNH NGUYỄN