Bế mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII
Đối nội - Ngày đăng : 08:55, 14/04/2016
(BKTO) - Sáng ngày 12/4,tại Hà Nội, Quốc hội đã họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng củanhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra sau gần 1tháng làm việc.
Toàn cảnh phiên bế mạc kỳ họp.Ảnh: VPQH
Tại phiên bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu nêu bật những kết quả quan trọng của kỳ họp trong việc xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015); Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; đánh giá tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của các cơ quan Nhà nước; công tác kiện toàn nhân sự cấp cao Nhà nước cũng như việc xem xét, thông qua 7 dự án luật.
Trước đó, với 462 đại biểu tán thành (chiếm 93,52% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020). Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Gìn giữ hoà bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nghị quyết cũng đã đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, môi trường cho giai đoạn này. Đặc biệt, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Nghị quyết đã bổ sung và xác định rõ chỉ tiêu: Bội chi NSNN năm 2020 dưới 4% GDP. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu trên.
Tiếp đó, với 465 đại biểu (chiếm 94,13% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nghị quyết nêu rõ: Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và cơ bản tán thành với những đánh giá về kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được nêu trong từng Báo cáo.
Nghị quyết cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ đối với từng cơ quan Nhà nước, trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tập trung lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành; xây dựng Chính phủ hành động, trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; nỗ lực phấn đấu, có giải pháp hiệu quả thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm.
Cơ cấu lại, tăng cường quản lý NSNN và tài sản công; có các biện pháp thích ứng để tăng thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giải quyết tốt vấn đề nợ công, nợ xấu, nợ chính phủ. Chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Trước đó, với 462 đại biểu tán thành (chiếm 93,52% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020). Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Gìn giữ hoà bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nghị quyết cũng đã đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, môi trường cho giai đoạn này. Đặc biệt, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Nghị quyết đã bổ sung và xác định rõ chỉ tiêu: Bội chi NSNN năm 2020 dưới 4% GDP. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu trên.
Tiếp đó, với 465 đại biểu (chiếm 94,13% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nghị quyết nêu rõ: Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và cơ bản tán thành với những đánh giá về kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được nêu trong từng Báo cáo.
Nghị quyết cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ đối với từng cơ quan Nhà nước, trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tập trung lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành; xây dựng Chính phủ hành động, trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; nỗ lực phấn đấu, có giải pháp hiệu quả thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm.
Cơ cấu lại, tăng cường quản lý NSNN và tài sản công; có các biện pháp thích ứng để tăng thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giải quyết tốt vấn đề nợ công, nợ xấu, nợ chính phủ. Chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
NGUYỄN HỒNG