Trả giáo dục về đúng giá trị!
Xã hội - Ngày đăng : 08:55, 14/04/2016
(BKTO) - “Tăng lương không phải là đòi hỏi quá đáng của giáoviên mà chính là sự trân trọng của xã hội đối với giáo dục. Chỉ khi nào cácthầy cô không còn vật lộn với cơm áo gạo tiền cho mình và cho gia đình thì lúcấy, giáo dục mới trả về đúng giá trị thực tế của nó” - đó là một trong nhữngmong mỏi của đội ngũ nhà giáo gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BộGD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ. Những dòng tâm thư này xuất hiện trên fanpage “Chúngtôi là giáo viên” mới đây và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
Giáo viên sau giờ lên lớp phải miệt mài dậy thêm để có đủ chi phí trang trải cuộc sống. Ảnh: TK
Tâm thư này được chia sẻ khiến người viết nhớ tới tâm sự của một cô giáo tiểu học ở một thành phố lớn. Hơn chục năm gắn bó với nghề giáo, chị vẫn chỉ nhận được hơn 5 triệu đồng/tháng. Mức lương ấy không đủ để chị trang trải cuộc sống gia đình. Vậy là hằng tuần, sau những giờ lên lớp, chị lại miệt mài dạy thêm để tăng thu nhập. Câu chuyện của cô giáo tiểu học này cũng như tâm thư gửi tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phản ánh một sự thật tồn tại từ nhiều năm qua đó là: lương giáo viên không đủ sống.
Trên thực tế, giáo dục luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư. Minh chứng là ngân sách chi cho giáo dục hằng năm chiếm tỷ lệ 20% so với tổng chi của NSNN. Đầu năm 2016, Nhà nước đã thực hiện điều chỉnh tiền lương đảm bảo cho những người hưởng lương hưu đều phải có mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương cơ bản, trong số đó có nhiều giáo viên mầm non đang nghỉ hưu.Bên cạnh đó, với vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ để có các cơ chế, chính sách chăm lo đời sống nhà giáo. Theo lộ trình tăng lương của Chính phủ, lương của giáo viên cũng đã tăng lên nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, với các quy định chung về thang bảng lương như các ngành nghề khác, mức lương của nhiều giáo viên hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống.
Cách đây gần 10 năm, trongbuổi gặp gỡcác nhàgiáo nhân dânvàgiáo sư khu vực phía Bắc,ở cương vị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết,Bộ sẽ trình Chính phủ Đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010,các thầy cô giáocó thể sống được bằngchínhđồng lương của mình. Thế nhưng, đề án ấy đã bị lỗi hẹn để rồi sau đó, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản, Bộ GD&ĐT đã lý giải: Mặc dù Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ phương án cải cách tiền lương nhà giáo nhưng Chính phủ đã bàn bạc và chưa chấp thuận với lý do còn phải tính đến nhu cầu tăng thu nhập của lao động làm việc trong các ngành khác. Từ đó đến nay, đã qua hai nhiệm kỳ Bộ trưởng nhưng không ít thầy cô vẫn mỏi mòn chờ đợi câu trả lời “Bao giờ nhà giáo mới thực sự sống được bằng lương?”.
Để “cơm, áo, gạo, tiền” không còn là gánh nặng trên vai thầy cô và “giáo dục trả về đúng giá trị thực tế của nó”, nhà giáo cần sống được bằng lương - đó là mong mỏi chính đáng. Liệu rằng câu hỏi ấy có sớm được giải đáp khi mà túi tiền của Nhà nước đang ngày càng eo hẹp và đâu đó ở địa phương hay những cơ quan công quyền, ngân sách vẫn dành cho hội họp, kỷ niệm, đi nước ngoài, mua sắm, chi tiêu công một cách lãng phí ?
THÀNH ĐỨC