Công khai kết quả kiểm toán năm 2014
Đối nội - Ngày đăng : 08:10, 16/07/2015
(BKTO) - Ngày 10/7, tại trụ sở KTNN, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Cao Tấn Khổng - Người phát ngôn của KTNN, đã chủ trì cuộc họp báo công bố Báo cáo kiểm toán năm 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2013. Khách mời tham dự cuộc họp có ông Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Minh Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và đại diện của gần 100 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Cao Tấn Khổng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: ĐÔNG SƠN
Trình bày tóm tắt kết quả kiểm toán năm 2014, ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN), cho biết, KTNN đã tiến hành kiểm toán tại 190 đầu mối và kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2013 tại Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT.
Kết quả về quyết toán thu, chi NSNN năm 2013, KTNN thống nhất với báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tổng thu, chi NSNN và đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Cụ thể: thu cân đối NSNN 1.084.064 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.277.710 tỷ đồng; bội chi NSNN 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, tăng 1,3% so với Nghị quyết của Quốc hội.
Về quản lý nợ công, theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng dư nợ công đến 31/12/2013 theo Luật Quản lý nợ công là 1.954.261 tỷ đồng, bằng 54,5% GDP. Trong đó bao gồm: nợ Chính phủ 1.528.131 tỷ đồng (nợ nước ngoài 763.198 tỷ đồng, nợ trong nước 764.933 tỷ đồng), chiếm 78,2%; nợ được Chính phủ bảo lãnh 396.114 tỷ đồng, chiếm 20,3%; nợ chính quyền địa phương 30.016 tỷ đồng, chiếm 1,5%. Dư nợ nước ngoài của quốc gia đến 31/12/2013 là 1.336.194 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán cho thấy Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ; còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay, dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số liệu tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013.
Bên cạnh đó, ông Đào Văn Dũng cũng điểm qua kết quả nổi bật của các cuộc kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước năm 2013 của các Bộ, ngành, địa phương; kết quả kiểm toán chuyên đề trái phiếu Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề; công tác quản lý thu, chi Quỹ bảo trì đường bộ; chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu; kiểm toán DNNN; các tổ chức tài chính, ngân hàng; kết quả của 2 cuộc kiểm toán hoạt động về công tác cấp phép và quản lý Nhà nước đối với các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP.Hà Nội và kiểm toán Chương trình Nhà ở xã hội của TP.Hà Nội...
Tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2014 về niên độ ngân sách 2013, KTNN đã kiến nghị tăng thu 4.669,4 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 4.497,8 tỷ đồng, tăng thu không thuộc NSNN 171,6 tỷ đồng; giảm chi 7.460,6 tỷ đồng, trong đó giảm chi NSNN 3.563,6 tỷ đồng, giảm chi không thuộc NSNN 3.897 tỷ đồng. Các khoản nợ đọng được KTNN phát hiện tăng thêm là 3.142,2 tỷ đồng, trong đó nợ đọng thuế 92 tỷ đồng, nợ tiền sử dụng đất 2.673,9 tỷ đồng, nợ khác 376,3 tỷ đồng. Các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN là 7.799,5 tỷ đồng, trong đó thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định 91,4 tỷ đồng, xử lý nộp NSNN các khoản tạm thu, tạm giữ đã quá hạn 98,7 tỷ đồng, các khoản ghi thu - ghi chi NSNN 933,3 tỷ đồng, các khoản khác 6.676,1 tỷ đồng…
Cùng với các kiến nghị xử lý tài chính, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan T.Ư liên quan rà soát, xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng hoặc ứng trước dự toán từ ngân sách Trung ương kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa thu hồi của các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; chỉ đạo Bộ Tài chính thẩm định phương án phân bổ dự toán NSNN của các Bộ, cơ quan T.Ư kịp thời theo luật định, trước khi phân bổ nguồn cải cách tiền lương cho các Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương phải yêu cầu các đơn vị lập báo cáo xác định nguồn và nhu cầu cải cách tiền lương gửi Bộ Tài chính thẩm tra.
Đồng thời, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản; kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; chỉ đạo Bộ Công thương kiểm tra và xử lý đối với các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong việc chấp hành không đầy đủ quy định về hạn mức nhập khẩu xăng dầu và dự trữ lưu thông, mua xăng dầu của các đơn vị không phải là DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh; chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu khắc phục các bất cập, hạn chế trong cơ chế mua tạm trữ lúa, gạo…
Bên cạnh đó, KTNN đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, xem xét bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cần đầu tư vào những lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xem xét đưa nguồn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách, tránh có quá nhiều hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đối với từng nguồn vốn, trong khi mục tiêu sử dụng vốn đều cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tại cuộc họp báo, đại diện của KTNN, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã giải đáp nhiều câu hỏi của báo giới xoay quanh các nội dung: KTNN kiến nghị thu thuế Tiêu thụ đặc biệt của Sabeco; tình hình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng; sự minh bạch tài chính của cơ quan KTNN; tình hình thực hiện công khai kết quả kiểm toán; KTNN có kế hoạch kiểm toán cách tính giá điện hay không; việc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016…
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Cao Tấn Khổng nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, không có “vùng cấm” đối với hoạt động kiểm toán của KTNN. Hiến pháp đã quy định KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập và hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật để kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Tất cả những cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Nhà nước thì đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”.
Trao đổi về kế hoạch kiểm toán năm 2016, ông Đào Văn Dũng cho biết, KTNN đang bắt đầu tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016 và một trong những tiêu chí lựa chọn chủ đề kiểm toán là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Vì thế, Vụ Tổng hợp sẽ tham mưu để lãnh đạo KTNN lưu tâm xem xét chủ đề kiểm toán về giá điện trong kế hoạch kiểm toán năm 2016.
Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2013 về niên độ ngân sách 2012 của KTNN cho biết, kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31/3/2015 là 13.390 tỷ đồng, đạt 63,1% tổng số kiến nghị, trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN 5.561 tỷ đồng, đạt 66,2%. Cụ thể, các tỉnh, thành phố đạt 63% (9.526 tỷ đồng); các Bộ, cơ quan T.Ư đạt 69,3% (601 tỷ đồng); các cuộc kiểm toán chuyên đề đạt 49,1% (748 tỷ đồng); DNNN và các tổ chức tài chính - ngân hàng đạt 67,4% (1.615 tỷ đồng); các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình MTQG đạt 45,9% (453 tỷ đồng)… Cũng theo kiến nghị của KTNN, có 41 văn bản đã và đang được Chính phủ, các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, gồm 3 nghị định, 12 thông tư, 9 quyết định, 15 công văn và 2 văn bản khác.Kết quả về quyết toán thu, chi NSNN năm 2013, KTNN thống nhất với báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tổng thu, chi NSNN và đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Cụ thể: thu cân đối NSNN 1.084.064 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.277.710 tỷ đồng; bội chi NSNN 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, tăng 1,3% so với Nghị quyết của Quốc hội.
Về quản lý nợ công, theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng dư nợ công đến 31/12/2013 theo Luật Quản lý nợ công là 1.954.261 tỷ đồng, bằng 54,5% GDP. Trong đó bao gồm: nợ Chính phủ 1.528.131 tỷ đồng (nợ nước ngoài 763.198 tỷ đồng, nợ trong nước 764.933 tỷ đồng), chiếm 78,2%; nợ được Chính phủ bảo lãnh 396.114 tỷ đồng, chiếm 20,3%; nợ chính quyền địa phương 30.016 tỷ đồng, chiếm 1,5%. Dư nợ nước ngoài của quốc gia đến 31/12/2013 là 1.336.194 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán cho thấy Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ; còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay, dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số liệu tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013.
Bên cạnh đó, ông Đào Văn Dũng cũng điểm qua kết quả nổi bật của các cuộc kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước năm 2013 của các Bộ, ngành, địa phương; kết quả kiểm toán chuyên đề trái phiếu Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề; công tác quản lý thu, chi Quỹ bảo trì đường bộ; chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu; kiểm toán DNNN; các tổ chức tài chính, ngân hàng; kết quả của 2 cuộc kiểm toán hoạt động về công tác cấp phép và quản lý Nhà nước đối với các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP.Hà Nội và kiểm toán Chương trình Nhà ở xã hội của TP.Hà Nội...
Tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2014 về niên độ ngân sách 2013, KTNN đã kiến nghị tăng thu 4.669,4 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 4.497,8 tỷ đồng, tăng thu không thuộc NSNN 171,6 tỷ đồng; giảm chi 7.460,6 tỷ đồng, trong đó giảm chi NSNN 3.563,6 tỷ đồng, giảm chi không thuộc NSNN 3.897 tỷ đồng. Các khoản nợ đọng được KTNN phát hiện tăng thêm là 3.142,2 tỷ đồng, trong đó nợ đọng thuế 92 tỷ đồng, nợ tiền sử dụng đất 2.673,9 tỷ đồng, nợ khác 376,3 tỷ đồng. Các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN là 7.799,5 tỷ đồng, trong đó thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định 91,4 tỷ đồng, xử lý nộp NSNN các khoản tạm thu, tạm giữ đã quá hạn 98,7 tỷ đồng, các khoản ghi thu - ghi chi NSNN 933,3 tỷ đồng, các khoản khác 6.676,1 tỷ đồng…
Cùng với các kiến nghị xử lý tài chính, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan T.Ư liên quan rà soát, xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng hoặc ứng trước dự toán từ ngân sách Trung ương kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa thu hồi của các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; chỉ đạo Bộ Tài chính thẩm định phương án phân bổ dự toán NSNN của các Bộ, cơ quan T.Ư kịp thời theo luật định, trước khi phân bổ nguồn cải cách tiền lương cho các Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương phải yêu cầu các đơn vị lập báo cáo xác định nguồn và nhu cầu cải cách tiền lương gửi Bộ Tài chính thẩm tra.
Đồng thời, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản; kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; chỉ đạo Bộ Công thương kiểm tra và xử lý đối với các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong việc chấp hành không đầy đủ quy định về hạn mức nhập khẩu xăng dầu và dự trữ lưu thông, mua xăng dầu của các đơn vị không phải là DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh; chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu khắc phục các bất cập, hạn chế trong cơ chế mua tạm trữ lúa, gạo…
Bên cạnh đó, KTNN đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, xem xét bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cần đầu tư vào những lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xem xét đưa nguồn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách, tránh có quá nhiều hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đối với từng nguồn vốn, trong khi mục tiêu sử dụng vốn đều cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tại cuộc họp báo, đại diện của KTNN, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã giải đáp nhiều câu hỏi của báo giới xoay quanh các nội dung: KTNN kiến nghị thu thuế Tiêu thụ đặc biệt của Sabeco; tình hình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng; sự minh bạch tài chính của cơ quan KTNN; tình hình thực hiện công khai kết quả kiểm toán; KTNN có kế hoạch kiểm toán cách tính giá điện hay không; việc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016…
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Cao Tấn Khổng nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, không có “vùng cấm” đối với hoạt động kiểm toán của KTNN. Hiến pháp đã quy định KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập và hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật để kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Tất cả những cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Nhà nước thì đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”.
Trao đổi về kế hoạch kiểm toán năm 2016, ông Đào Văn Dũng cho biết, KTNN đang bắt đầu tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016 và một trong những tiêu chí lựa chọn chủ đề kiểm toán là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Vì thế, Vụ Tổng hợp sẽ tham mưu để lãnh đạo KTNN lưu tâm xem xét chủ đề kiểm toán về giá điện trong kế hoạch kiểm toán năm 2016.
Ông Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:
“Đúng là năm nào các sai phạm cũng diễn ra tại những đơn vị được giao vốn, sử dụng ngân sách, nhưng dưới góc độ giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì mức độ sai phạm tại nhiều Bộ, ngành, địa phương đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều sai phạm lặp lại. Hiện nay, bên cạnh những vấn đề sai phạm mà cơ chế, chính sách có thể xử lý thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể xử lý do thiếu cơ chế. Chẳng hạn, đã là một đơn vị được giao dự toán, năm trước sử dụng sai, chi vượt dự toán thì năm sau xử lý thế nào, trong khi luật pháp không cho phép Quốc hội có quyền cắt dự toán năm sau của đơn vị đó… Chúng tôi rất kỳ vọng tới đây sẽ có sự thay đổi thông qua việc triển khai thực hiện hàng loạt các luật mới được Quốc hội thông qua, như: Luật Đầu tư công, Luật NSNN (sửa đổi), Luật KTNN (sửa đổi)... Dưới góc độ NSNN, chúng tôi tin rằng từ niên độ ngân sách năm 2017, việc quản lý ngân sách sẽ chặt chẽ hơn, bởi trong Luật có nhiều “khóa” để siết chặt kỷ luật, kỷ cương quản lý ngân sách”.
HỒNG THOAN