Kiểm toán trách nhiệm kinh tế góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng
Đối nội - Ngày đăng : 06:10, 23/07/2015
(BKTO)- Ngày22/7, tại Hà Nội, KTNN Việt Nam đã phối hợp với Đoàn công tác của KTNN Trung Quốc tổ chức Hội thảo:“Kiểmtoán trách nhiệm kinhtế và vai trò của cơquan KTNN trong phòng chống tham nhũng”. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa đã tới dự và phát biểuchỉ đạo. Vụ trưởng VụTổng hợp KTNN Việt NamĐào Văn Dũng và Vụtrưởng Vụ Kiểm toán trách nhiệm giải trình KTTN Trung Quốc Sun Xiaoyan đồngchủ trì Hội thảo. Thamdự Hội thảo còn có các thành viên trong Đoàn công tác KTNN Trung Quốc; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN vàcơ quan ngoài ngành.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: PHÙNG NGUYÊN
Tại Hội thảo, ông Sun Xiaoyan đã giới thiệu khái quát về tình hình kiểm toán tại Trung Quốc và hy vọng những chia sẻ của KTNN Trung Quốc sẽ giúp ích cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng, hoạt động kiểm toán, đóng góp tích cực vào công tác PCTN.
Chia sẻ kinh nghiệm về KTTNKT, ông Sun Xiaoyan cho biết: KTTNKT ở Trung Quốc là một điểm đặc biệt nhất, một cống hiến to lớn của KTNN Trung Quốc đối với kiểm toán quốc tế. Đây là hoạt động của cơ quan kiểm toán dựa vào qui định pháp luật để tiến hành giám sát, đánh giá, thẩm định tình hình thực hiện trách nhiệm kinh tế của người phụ trách DN cổ phần quốc doanh, DNNN và những lãnh đạo cấp bộ trưởng, lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp xã, phường. Những đối tượng này được kiểm toán ít nhất một lần trong thời gian đương nhiệm; tập trung vào kiểm tra, giám sát trách nhiệm thực hiện giải pháp chính sách của T.Ư, việc quản lý kinh doanh, kiểm soát rủi ro và tài sản ở nước ngoài, phát triển bền vững, xây dựng bộ máy liêm khiết…
Hiện nay, các cuộc KTTNKT ở Trung Quốc bình quân chiếm khoảng 40% toàn bộ số lượng cuộc kiểm toán, lượng công tác kiểm toán bình quân chiếm trên 45% toàn bộ lượng công tác kiểm toán. Từ năm 2008 đến nay, KTNN Trung Quốc đã tiến hành kiểm toán 220.000 lượt cán bộ lãnh đạo. Có thể nói, KTTNKT đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường giám sát, kiểm soát đối với quá trình vận hành quyền lực, thúc đẩy xử lý, PCTN và hoàn thiện quản lý nhà nước.
Hiện nay, khung pháp lý của KTTNKT Trung Quốc bao gồm Luật Kiểm toán, quy định của Văn phòng T.Ư và Quốc vụ viện và các Thông tư hướng dẫn khác. Từ thực tiễn hoạt động KTTNKT, KTNN Trung Quốc đã rút ra được những bài học kinh nghiệm. Cụ thể, sự chỉ đạo và ủng hộ của cấp lãnh đạo quyết sách cao nhất chính là động lực lớn của những sáng kiến và phát triển chế độ KTTNKT. Để nâng cao hiệu quả KTTNKT, góp phần vào công cuộc đấu tranh PCTN, cần phải xây dựng, kiện toàn cơ cấu quản lý tổ chức vận hành cũng như cơ chế sử dụng kết quả kiểm toán; tăng cường xây dựng việc chuẩn hóa và pháp chế hóa.
Từ kinh nghiệm KTTNKT của Trung Quốc, không ít đại biểu cho rằng: Đã đến lúc, câu chuyện về đánh giá trách nhiệm kinh tế của cán bộ công chức nói chung, của cán bộ lãnh đạo nói riêng là một vấn đề cần được đề cập một cách thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, tại Hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến KTTNKT ở Việt Nam đã được KTNN Việt Nam nêu ra trao đổi với các thành viên của Đoàn công tác KTNN Trung Quốc.
Trong khuôn khổ của Hội thảo, bên cạnh nội dung KTTNKT, đại diện cơ quan kiểm toán hai nước còn cùng nhau chia sẻ, trao đổi nhiều kinh nghiệm quý báu về vai trò của cơ quan KTNN trong công tác PCTN. Trình bày tham luận “Công tác PCTN qua hoạt động kiểm toán của KTNN”, đại diện Vụ Tổng hợp KTNN Việt Nam khẳng định: Với địa vị pháp lý là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, KTNN Việt Nam là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng công tác PCTN; có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán. Trách nhiệm của KTNN trong công tác PCTN còn được quy định cụ thể trong Luật KTNN và Luật PCTN. Thực hiện quy định của Luật KTNN, giai đoạn 2006 - 2014, KTNN đã tổ chức kiểm toán 1.284 đầu mối.
KTNN đã tăng cường kiểm toán cả về diện rộng và chiều sâu, thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Từ quy định pháp lý về trách nhiệm của KTNN trong PCTN và kết quả hoạt động kiểm toán thời gian qua cho thấy giá trị và lợi ích của KTNN trong công tác PCTN. Cụ thể, KTNN là công cụ phục vụ cho minh bạch về tài chính ngân sách thông quacông khai kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức, các cấp ngân sách. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN Việt Nam đã phát hiện những hiện tượng, những dấu hiệu tham ô, lãng phí, không tuân thủ pháp luật trong quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài sản nhà nước…
Trên cơ sở đó, KTNN kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm ở các đơn vị được kiểm toán, KTNN lập và chuyển hồ sơ kiến nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét xử lý về hình sự đối với những cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở tính độc lập trong hoạt động kiểm toán, KTNN có thể chủ động xây dựng kế hoạch kiểm toán hướng vào những lĩnh vực có khả năng phát sinh tham nhũng, lãng phí lớn, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm nhằm giúp ngăn chặn hành vi tham nhũng. Mặt khác, từ tổng kết thực tiễn hoạt động kiểm toán, đặc biệt là lĩnh vực tài chính nhà nước, KTNN có thể đề xuất với nhà nước các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp để góp phần PCTN.
Chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về vai trò của cơ quan KTNN Trung Quốc đối với công tác PCTN, ông Sun Xiaoyan cho biết: Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lí Khắc Cường đã ví KTNN Trung Quốc như “dao nhọn”, “kiểm sắc” trong PCTN. Năm 2014, KTNN Trung Quốc đã chuyển hơn 800 vụ liên quan vấn đề vi phạm kỷ luật pháp luật nghiêm trọng lên tòa án và cơ quan giám sát kiểm tra kỷ luật. Con số về người và tài chính tăng cao so với năm trước.
KTNN Trung Quốc đã chuyển 3.000 vụ liên quan đến vấn đề vi phạm kỉ luật pháp luật nghiêm trọng, liên quan đến 7.000 người, với số tiền lên đến hơn 3.700 tỉ Nhân dân tệ, hỗ trợ các cơ quan hữu quan điều tra ra hàng loạt các vụ án tham nhũng vô cùng lớn. Để có thể phát hiện ra nhiều vụ việc tham nhũng, KTNN Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hiệu quả như: Tăng cường ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng và vận dụng phương pháp tư duy kiểm toán hệ thống và khoa học; Thực hiện công khai minh bạch kết quả kiểm toán; Chú trọng các kênh tiếp dân để phát hiện manh mối; Thúc tiến giải quyết các vấn đề về chế độ, cơ chế và thể chế; Cải tiến phương pháp kiểm toán, vận dụng đầy đủ phương pháp kỹ thuật tiên tiến của công nghệ thông tin; Tăng cương phối hợp với các cơ quan chấp pháp khác, xây dựng cơ chế liên kết phối hợp có sức mạnh và hiệu quả...
Thay mặt cho KTNN Việt Nam, ông Đào Văn Dũng đánh giá cao những bài học kinh nghiệm liên quan đến KTTNKT và vai trò của cơ quan KTNN trong công tác PCTN của KTNN Trung Quốc. Đây là tài liệu quý báu để KTNN Việt Nam nghiên cứu, từng bước triển khai trong thực tiễn hoạt động, qua đó nâng cao chất lượng kiểm toán, góp phần tích cực vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước.
Trước đó, sáng 22/7, trước khi tiến hành Hội thảo, tại trụ sở KTNN, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa đã tiếp xã giao ông Sun Xiaoyan - Vụ trưởng Vụ Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và Đoàn cán bộ KTNN Trung Quốc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN.
MAI TÙNG