Thực hiện quy định về tỷ giá trong chế độ kế toán DN

Xã hội - Ngày đăng : 10:05, 06/08/2015

(BKTO) - Xung quanh việc Thông tư200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) về Chế độ kế toán DN được Bộ Tài chính ban hànhngày 22/12/2014 đã gần đến ngày có hiệu lực nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.Mặc dù các chuyên gia về tài chính - kế toán cũng như đại diện nhiều DN đã đánhgiá cao nhưng quy định mới về chế độ kế toán DN tại Thông tư 200 do đã tiệm cậnvới các chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế nhưng điều khó thực hiện nhất vớicác DN là vấn đề áp dụng tỷ giá trong công tác kế toán.



Theo Thông tư 200, DN sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với lập BCTC theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang VNĐ. Ảnh: TK
Thông tư 200 có hiệu lực sau 45 ngày từ ngày ký - áp dụng từ kỳ lập Báo cáo tài chính (BCTC) bán niên 2015 hoặc sau ngày 01/01/2015. Xuất phát từ việc thời gian có hiệu lực của Thông tư quá gấp, khiến DN không kịp chuẩn bị cho việc áp dụng từ kỳ lập BCTC bán niên 2015, nhiều DN đã kiến nghị Bộ Tài chính lùi thời hạn áp dụng. Ngày 18/5/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 75/2015/TT-BTC cho phép các DN được lùi thời hạn áp dụng Thông tư 200 đến ngày 14/7/2015. Điều này cho phép DN thuộc đối tượng phải lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) được lựa chọn lập BCTC theo quy định cũ (tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) hoặc theo quy định tại Thông tư 200, riêng BCTC năm 2015 phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 200. Tuy nhiên, tại cuộc đối thoại với DN về Thông tư 200 do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) mới tổ chức, một số DN vẫn tiếp tục đề xuất hoãn thời hạn thực hiện Thông tư 200 để có thêm thời gian để chuẩn bị cho thực hiện Thông tư 200 như cập nhật hệ thống phần mềm kế toán, tập huấn cho nhân viên...

Vấn đề được đa số đại diện các DN nêu lên trong cuộc đối thoại là khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Điều 3, Điều 4, Điều 5 trong Thông tư 200 về quy định theo dõi và ghi nhận các khoản mục có gốc ngoại tệ (tỷ giá).

Theo bà Nguyễn Minh Hiền - Công ty TNHH Deloitte Việt Nam: Quy định kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ gây nhiều khó khăn cho DN. Những DN lớn như Tổng công ty Hàng không Việt Nam có nguồn thu từ 157 loại ngoại tệ, nếu yêu cầu DN phải theo dõi biến động của 157 ngoại tệ này như Thông tư 200 thì DN sẽ gần như không thể thực hiện được. Trưởng Phòng kế toán Công ty TNHH PwC Việt Nam nêu vấn đề: Với DN vừa thu - mua bằng ngoại tệ thì việc cập nhật tỷ giá hàng ngày cho bộ phận mua hàng, bán hàng theo quy định về tỷ giá trong Thông tư 200 là gần như không khả thi. Tương tự những vướng mắc nêu trên, đại diện Công ty IBM Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính cho DN áp dụng Chuẩn mực kế toán số 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái thay vì quy định tại Thông tư 200…

Tại cuộc đối thoại, ông Trịnh Đức Vinh - Trưởng Phòng kế toán DN (Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính), đại diện cơ quan soạn thảo Thông tư cho biết: Khi xây dựng Thông tư 200, Bộ Tài chính đặt mục tiêu hướng tới tuân thủ những chuẩn mực, thông lệ kế toán quốc tế. Đồng thời mong muốn xây dựng chế độ kế toán ổn định trong một thời gian tương đối dài, tránh gây ra sự xáo trộn cho nền kinh tế. Vì thế, trong chừng mực nào đó, nếu Thông tư 200 áp dụng ngay vào thời điểm hiện tại thì có thể có 1 vài điểm chưa vận hành một cách trơn tru. Nhưng nếu để phù hợp với điều kiện, bối cảnh hiện tại thì “số phận” của Thông tư sẽ rất ngắn ngủi.

Giải đáp những vướng mắc lớn nhất của DN về vấn đề tỷ giá, ông Vinh cho biết, tỷ giá mua và bán của ngân hàng thương mại có thể tạo ra những xung đột nhưng điều này được tuân thủ nguyên mẫu Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 về đồng tiền chức năng. Nhiều DN cho rằng, nên áp dụng một tỷ giá, nhưng theo ông Vinh, phải theo tỷ giá thực tế mới đúng bản chất tài chính. DN có USD do mua từ ngân hàng thì DN phải hạch toán theo giá ngân hàng bán. DN có USD do xuất khẩu thì khi DN bán USD sẽ áp tỷ giá ngân hàng mua. Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận, việc quy định quá chi tiết trong Thông tư có thể sẽ không phù hợp với một số đối tượng như Tổng công ty Hàng không Việt Nam. DN nào có vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 200 có thể gửi công văn đến Bộ Tài chính để Bộ xem xét theo đặc thù của DN.


THU HƯỜNG