Yếu kém trong thi công hành lang giao thông xuyên châu Âu

Kiểm toán quốc tế - Ngày đăng : 10:15, 04/08/2020

(BKTO) -



Hành lang TEN-T được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong sự phục hồi kinh tế châu Âu. Ảnh: ST
Thiếu hiệu quả trong thực hiện

Theo ECA, những dự án này được xem là các tuyến huyết mạch để hoàn thiện việc kết nối các mạng lưới quốc gia nhằm thiết lập Hành lang giao thông xuyên châu Âu liền mạch (TEN-T). Tổng chi phí ước tính của 8 dự án này là 54 tỷ Euro.

Trong Báo cáo, ECA chỉ trích: EC hầu như không có biện pháp nào để đảm bảo đưa mạng lưới các dự án này vào hoạt động trước năm 2030; quá trình quy hoạch cho các dự án đầu tư hàng tỷ Euro này cần phải được cải thiện; hiệu quả trong thực hiện các dự án còn thấp; công tác giám sát của EC còn nhiều yếu kém.

Được biết, 8 dự án tàu điện ngầm này bao gồm: Dự án tàu điện ngầm Rail Baltica, Lyon-Turin, hầm Brenner Base xuyên qua dãy Alps giữa hai quốc gia Áo và Italia, hầm tàu điện Fehmarn Belt, tàu cao tốc Basque Y giữa Tây Ban Nha và Pháp, Dự án đường sắt cao tốc E59 tại Phần Lan, Dự án xuyên biển Seine-Scheldt, cao tốc A1 tại Romania.

Các kiểm toán viên của ECA nhận định, mạng lưới kết nối đồng bộ sẽ không thể đi vào vận hành cho tới năm 2030, mà trước đó dự kiến là sẽ hoàn thành vào năm 2013. Những chậm trễ trong thi công và đưa dự án vào nghiệm thu đang khiến cho những hàng lang giao thông này đứng trước rủi ro về tài chính.

ECA kết luận, công tác quy hoạch và thực hiện tại các dự án này còn nhiều yếu kém và thiếu hiệu quả. ECA chỉ trích rằng công tác giám sát tại EC còn “từ xa” và chưa sâu sát.

Rail Baltica là dự án duy nhất trong số 8 dự án có khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Quy định TEN-T vào năm 2030. ECA cho rằng, những lý do chính đằng sau những kết quả kém này là các quốc gia thành viên có những ưu tiên riêng và các thủ tục khác nhau. Họ cũng có tốc độ thực hiện khác nhau và các dự án xuyên biên giới không phải lúc nào cũng được hỗ trợ ở cùng một mức độ.

Những khuyến nghị của ECA

Sau cuộc kiểm toán, ECA đã đi đến một số khuyến nghị nhằm cải thiện công tác quản lý tài chính tại các dự án đầu tư này nhằm hỗ trợ hoạch định, quản lý và giám sát trong dài hạn.

Theo ECA, EC cần xem xét lại và áp dụng những biện pháp phù hợp để tăng hiệu lực của công tác quy hoạch; đưa ra những phân tích tốt hơn trước khi quyết định cấp vốn cho các dự án; tăng cường công tác quản lý và giám sát; tăng cường vai trò của điều phối viên châu Âu.

Ngay sau khi bản Báo cáo của ECA được phát hành, EC đã đưa ra một số phản hồi: “Việc thiết lập mạng lưới giao thông xuyên châu Âu hơn bao giờ hết là không thể thiếu trong những thời điểm đầy thách thức như hiện nay. Cơ sở hạ tầng chất lượng cao có thể cho phép chúng ta thực hiện các giải pháp giao thông bền vững như đường sắt và đường thủy nội địa, từ đó giúp vận hành thị trường nội địa châu Âu và đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận xanh châu Âu. Tất cả các quốc gia thành viên đã cam kết hiện thực hóa Mạng lưới TEN-T vào năm 2030. Điều này có nghĩa là cần phải giải quyết các nút thắt quan trọng và những con đường kết nối bị thiếu ở châu Âu trong thời gian sớm nhất có thể. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng minh tầm quan trọng và giá trị của các tuyến kết nối xuyên biên giới và cơ sở hạ tầng giao thông có vai trò chính trong sự phục hồi kinh tế”.

Tiếp thu những khuyến nghị mà ECA đưa ra, EC cũng lưu ý các dự án tương tự của EU đã đi vào hoạt động, như Dự án cây cầu Öresund và tuyến đường sắt cao tốc kết nối giữa Amsterdam, Brussels, Paris, London và Cologne sẽ không thể thực hiện nếu không có hỗ trợ tài chính của EU.

EC cũng nhấn mạnh rằng Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu gần đây đã đồng ý hợp lý hóa các thủ tục cấp giấy phép để giảm gánh nặng hành chính và thời gian hoàn tất, đặc biệt là đối với các dự án xuyên biên giới.

NGỌC QUỲNH