Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật trong năm 2016
Đối nội - Ngày đăng : 06:15, 05/01/2017
(BKTO) - Theo đánh giá của các đại biểu tham dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và NSNN năm 2017 diễn ra mới đây, mặc dù năm 2016 đất nước ta gặp phải những khó khăn, thách thức rất lớn, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển của đất nước trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%.Ảnh: TS
Nhiều kết quả nổi bật
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, năm 2016, kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh, các cân đối lớn được đảm bảo; tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,2%, tổng thu NSNN trên địa bàn dự kiến đạt 173,84 nghìn tỷ đồng, bằng 102,6% dự toán; chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ước tăng 3,01%-3,07%...
Kết quả thu hút vốn đầu tư xã hội có sự đột phá, cao nhất từ trước đến nay với số vốn đăng ký ngoài ngân sách tính đến 25/12 đạt 432,286 nghìn tỷ đồng; số DN đăng ký thành lập mới cao nhất từ trước tới nay, tính đến 25/12 đạt 22.365 DN (tăng 19%) với số vốn đăng ký là 226 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số DN trên địa bàn thành phố lên 207.679 DN.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, bằng sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, kinh tế thành phố năm 2016 tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,05%, hoàn thành kế hoạch năm 2016 và đạt cao nhất trong 5 năm gần đây.
Kết quả này sẽ tạo tiền đề quan trọng để thành phố phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu GRDP theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (GRDP đạt từ 8-8,5%). Từ năm 2017, TP.HCM sẽ tập trung nâng cao hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ đã ban hành; quyết tâm đến năm 2020 đạt 500.000 DN, trong đó năm 2017 phát triển mới 50.000 DN.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 10 kết quả nổi bật và 9 tồn tại, hạn chế. Trong đó, những thành tựu nổi bật được Thủ tướng nhắc đến như: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế khá (GDP tăng 6,21%, cao hơn các nước đang phát triển ở châu Á 5,5%, khu vực Đông Nam Á 4,5%); tín dụng tăng khoảng 17%, dự trữ ngoại hối đạt 41 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; thu NSNN đạt 100,7% kế hoạch; tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 33% GDP; xuất khẩu tăng 8,6%, xuất siêu 2,68 tỷ USD.
Lần đầu tiên có trên 110.000 DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục. Vốn FDI thực hiện đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%, cao nhất từ trước đến nay… Có 11 chỉ tiêu vượt mức báo cáo Quốc hội, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt. Đặc biệt, chúng ta vượt chỉ tiêu thu ngân sách, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội được tăng lên.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7%
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nổi bật trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nghiêm túc chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong năm 2016 cần sớm có giải pháp khắc phục. Điển hình như: Một số dự án nghìn tỷ thua lỗ, mất vốn; một số ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn, rủi ro cao, trong đó có ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng; thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung.
Trước những thách thức trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các Bộ, ngành phải nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, củng cố hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hỗ trợ giống cây, con, triển khai phòng dịch... Với một số dự án quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiến hành rà soát lại tổng thể quy hoạch hệ thống Cảng hàng không của Việt Nam; phối hợp với Bộ Quốc phòng tập trung sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể, nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất; hoàn thành dự án khả thi sân bay Long Thành; khẩn trương hoàn thành đề án đường cao tốc Bắc-Nam; nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có…
Với ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 là tập trung tháo gỡ bằng được 4 nút thắt gồm: Tích tụ ruộng đất; chuyển 500.000 - 700.000 ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; có chính sách mạnh mẽ huy động DN vào khu vực nông nghiệp; triển khai hiệu quả gói tín dụng 60.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Nhấn mạnh chủ đề chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2017 là: “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành, các cấp phải nỗ lực giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát không quá 4%, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%; đi liền với đó là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo các điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận tín dụng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cải cách hành chính; bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách; rà soát, phát hiện, trình Chính phủ xem xét, xử lý, tháo gỡ những quy định kìm hãm sự phát triển của đất nước và từng ngành, từng lĩnh vực. Đặc biệt quan tâm xử lý hai vấn đề quan trọng hiện nay là nợ xấu và nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính NSNN; kiên quyết chống lợi ích nhóm, cơ chế xin -cho, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu, nỗ lực phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cao hơn năm 2016.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, năm 2016, kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh, các cân đối lớn được đảm bảo; tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,2%, tổng thu NSNN trên địa bàn dự kiến đạt 173,84 nghìn tỷ đồng, bằng 102,6% dự toán; chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ước tăng 3,01%-3,07%...
Kết quả thu hút vốn đầu tư xã hội có sự đột phá, cao nhất từ trước đến nay với số vốn đăng ký ngoài ngân sách tính đến 25/12 đạt 432,286 nghìn tỷ đồng; số DN đăng ký thành lập mới cao nhất từ trước tới nay, tính đến 25/12 đạt 22.365 DN (tăng 19%) với số vốn đăng ký là 226 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số DN trên địa bàn thành phố lên 207.679 DN.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, bằng sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, kinh tế thành phố năm 2016 tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,05%, hoàn thành kế hoạch năm 2016 và đạt cao nhất trong 5 năm gần đây.
Kết quả này sẽ tạo tiền đề quan trọng để thành phố phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu GRDP theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (GRDP đạt từ 8-8,5%). Từ năm 2017, TP.HCM sẽ tập trung nâng cao hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ đã ban hành; quyết tâm đến năm 2020 đạt 500.000 DN, trong đó năm 2017 phát triển mới 50.000 DN.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 10 kết quả nổi bật và 9 tồn tại, hạn chế. Trong đó, những thành tựu nổi bật được Thủ tướng nhắc đến như: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế khá (GDP tăng 6,21%, cao hơn các nước đang phát triển ở châu Á 5,5%, khu vực Đông Nam Á 4,5%); tín dụng tăng khoảng 17%, dự trữ ngoại hối đạt 41 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; thu NSNN đạt 100,7% kế hoạch; tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 33% GDP; xuất khẩu tăng 8,6%, xuất siêu 2,68 tỷ USD.
Lần đầu tiên có trên 110.000 DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục. Vốn FDI thực hiện đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%, cao nhất từ trước đến nay… Có 11 chỉ tiêu vượt mức báo cáo Quốc hội, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt. Đặc biệt, chúng ta vượt chỉ tiêu thu ngân sách, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội được tăng lên.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7%
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nổi bật trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nghiêm túc chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong năm 2016 cần sớm có giải pháp khắc phục. Điển hình như: Một số dự án nghìn tỷ thua lỗ, mất vốn; một số ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn, rủi ro cao, trong đó có ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng; thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung.
Trước những thách thức trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các Bộ, ngành phải nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, củng cố hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hỗ trợ giống cây, con, triển khai phòng dịch... Với một số dự án quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiến hành rà soát lại tổng thể quy hoạch hệ thống Cảng hàng không của Việt Nam; phối hợp với Bộ Quốc phòng tập trung sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể, nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất; hoàn thành dự án khả thi sân bay Long Thành; khẩn trương hoàn thành đề án đường cao tốc Bắc-Nam; nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có…
Với ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 là tập trung tháo gỡ bằng được 4 nút thắt gồm: Tích tụ ruộng đất; chuyển 500.000 - 700.000 ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; có chính sách mạnh mẽ huy động DN vào khu vực nông nghiệp; triển khai hiệu quả gói tín dụng 60.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Nhấn mạnh chủ đề chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2017 là: “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành, các cấp phải nỗ lực giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát không quá 4%, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%; đi liền với đó là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo các điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận tín dụng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cải cách hành chính; bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách; rà soát, phát hiện, trình Chính phủ xem xét, xử lý, tháo gỡ những quy định kìm hãm sự phát triển của đất nước và từng ngành, từng lĩnh vực. Đặc biệt quan tâm xử lý hai vấn đề quan trọng hiện nay là nợ xấu và nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính NSNN; kiên quyết chống lợi ích nhóm, cơ chế xin -cho, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu, nỗ lực phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cao hơn năm 2016.
THANH TÙNG