8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 155.679 lao động

(BKTO) - Tính chung 8 tháng năm 2023, TP. Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 155.679 lao động, đạt 96,1% kế hoạch năm, tương đương cùng kỳ năm 2022 (đạt 96%).

vl-2-5160.jpg
Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại phiên giao dịch lưu động. Ảnh: hanoi.gov.vn

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, từ ngày 16/7 đến 15/8, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 22.889 lao động, tăng 4,2% so với tháng cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Hà Nội đã tạo việc làm cho 2.513 lao động từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 153,8 tỷ đồng.

Số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 18.547 lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 21 phiên giao dịch việc làm với 651 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Số lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm là 1.829 người.

Bên cạnh đó, trong tháng 8, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tiếp nhận 8.061 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Thẩm định, ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 7.805 người với số tiền được hỗ trợ là 212,9 tỷ đồng. 

Tính chung 8 tháng năm 2023, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tiếp nhận và thẩm định 57.351 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết cho 56.858 người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền hỗ trợ 1.568 tỷ đồng. Số người không có việc làm hưởng bảo hiểm thất nghiệp giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2022 (8 tháng đầu năm 2022, tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 65.056 người).

Để giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, trong tháng 8/2023, Sở LĐTBXH Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội của Thành phố.

Cùng với đó, thu thập, lưu trữ tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023; định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm.

Đối với hoạt động giao dịch việc làm, Sở LĐTBXH chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành và 2 phiên giao dịch việc làm lưu động tại quận Ba Đình và Nam Từ Liêm. Các phiên giao dịch việc làm hằng ngày được tổ chức cùng lúc tại 15 sàn giao dịch việc làm trên địa bàn Thành phố.

Ngày 19/8, UBND quận Ba Đình phối hợp Sở LĐTBXH Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động với 36 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và gần 2.500 chỉ tiêu có mức lương phù hợp từ 6,5 triệu đồng trở lên; tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: Thương mại - Dịch vụ, Sản xuất, Xuất khẩu - Lao động. 

Cơ hội việc làm tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình tập trung chủ yếu vào nhóm 18 - 35 tuổi với 796/1.872 chỉ tiêu, chiếm 42,5% và nhóm tuổi 26 - 35 tuổi với 582/1.872, chiếm 31,1%. Còn lại là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 35 trở lên với 494 chỉ tiêu.

Cùng chuyên mục
  • Ra mắt cổng thông tin tra cứu thuế ASEAN
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 17-22/8, tại thành phố Semarang (Indonesia), Ban thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phối hợp với Bộ Thương mại Indonesia và Chính phủ Australia, ra mắt Cổng thông tin tra cứu thuế ASEAN.
  • Hà Tĩnh: Đồng bộ cơ sở dữ liệu về người tham gia bảo hiểm
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tính đến 14/6/2023, số người được đồng bộ, xác thực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn Hà Tĩnh là 1.144.517 người, đạt tỷ lệ đồng bộ hơn 98% tổng số người tham gia mà cơ quan BHXH tỉnh đang quản lý, đứng đầu toàn quốc.
  • Truyền thông góp phần phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong những năm qua, công tác truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã bám sát nội dung các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trở thành cầu nối truyền tải thông tin về bảo hiểm đến các cấp, ngành và người dân. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia và hưởng thụ chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
  • “Méo mó” trong triển khai chủ trương xã hội hóa đào tạo nghề
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Khẳng định xã hội hóa (XHH) lĩnh vực dạy nghề là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành đang tích cực đôn đốc, hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai tại các địa phương đã nảy sinh nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả của chính sách; cũng như chưa phát huy được sự năng động, tích cực của các thành phần xã hội tham gia vào đào tạo nghề.
  • Kiến nghị giảm mức đóng, khôi phục khái niệm chậm đóng bảo hiểm xã hội
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, việc bỏ khái niệm chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt DN nước ngoài khi vào Việt Nam rất dễ xảy ra vi phạm pháp luật.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 155.679 lao động