Bộ Nội vụ thông tin về một số vấn đề “nóng” trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ diễn ra chiều ngày 9/5, tại Hà Nội, nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức được dư luận quan tâm như: vấn đề thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... đã được các đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ trao đổi đổi với báo chí



                
   

Toàn cảnh cuộc họp báo

   

Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tích cực, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Cụ thể, việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được triển khai theo hướng xác định rõ tiêu chí đánh giá thông qua công việc, sản phẩm cụ thể, gắn với vị trí việc làm để thực hiện chủ trương tại Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; sửa đổi, bổ sung quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật thống nhất với quy định của Đảng.
                
   

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ thông tin về một số kết quả công tác của ngành

   

Về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó, đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể nội dung cải cách tiền lương theo quan điểm, mục tiêu, nội dung cải cách và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Hiện nay, các Bộ, cơ quan đang tổng hợp, đánh giá thực trạng chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý qua các giai đoạn; rà soát văn bản quy định về chính sách tiền lương, trên cơ sở đó, đề xuất thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW để gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tập trung hoàn thiện 02 Dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV...

Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ đã trả lời báo chí về các nhiệm vụ liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ như: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; về phân cấp, ủy quyền trong các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung; về đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức; về thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao…

Trả lời báo chí về vấn đề thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, ông Nguyễn Tư Long- Phó Vụ trưởng Vụ Công chức- Viên chức cho biết, các quy định pháp luật đã giao thẩm quyền cho các Bộ, ngành lựa chọn 2 hình thức thi hoặc xét; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức cũng sẽ nghiên cứu và bổ sung hình thức xét nâng ngạch công chức.

"Qua kinh nghiệm phân cấp thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức cho các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, đã tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao; tuy nhiên, cũng có nơi thực hiện tốt nhưng cũng có nơi cần được hướng dẫn cụ thể hơn và cần giám sát chặt hơn" - ông Long nói.
                
   

Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Nguyễn TưLong

   

Liên quan đến đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức- Viên chức khẳng định, việc bỏ một hình thức không làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật. Việc giữ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ làm nảy sinh xung đột với yêu cầu về vị trí việc làm.

Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
Bộ Nội vụ thông tin về một số vấn đề “nóng” trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức