Bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chức danh

(BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 35 chức danh, bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chức danh, theo đề xuất của Chính phủ.

202412101655037335_dsc_5614_1.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: VPQH

Chiều 10/12, tiếp tục Phiên họp thứ 40, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh.

Trình bày tóm tắt Báo cáo của Chính phủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập…, Chính phủ đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp tổ chức lại bộ máy của các Bộ, ngành, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ.

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm chức danh sau:

202412101635512897_dsc_5550.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày báo cáo tại Phiên họp. Ảnh: VPQH

Các chức danh trước đây có thẩm quyền xử phạt và thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về thanh tra chuyên ngành), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Các chức danh là Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về thanh tra chuyên ngành), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nhưng có cơ quan thanh tra trực thuộc.

Các chức danh thuộc cơ quan không phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, nhưng sau khi tổ chức, sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn.

Các chức danh là Thủ trưởng của cơ quan mới được chia tách từ cơ quan trước đây thực hiện chức năng thanh tra và có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng cơ quan được chia tách này không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Xử lý vi phạm hành chính cần xin ý kiến UBTVQH, Chính phủ đề nghị UBTVQH chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước rà soát để chỉnh sửa, quy định thẩm quyền xử phạt tại các Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết quy định, điều chỉnh một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra với lý do được nêu tại Báo cáo của Chính phủ.

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cân nhắc thời điểm điều chỉnh, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định, tránh việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần do hiện nay các cơ quan đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương.

202412101635512741_dsc_5581.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: VPQH

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, việc Chính phủ trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến nội dung này là bảo đảm cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó “Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, Chính phủ xem xét, quyết định phù hợp thời điểm sửa đổi, bổ sung các nghị định, trên cơ sở bám sát chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương.

Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng kiến nghị UBTVQH chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi lĩnh vực phụ trách, rà soát các pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính để báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định việc điều chỉnh các chức danh có thẩm quyền xử phạt do có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (nếu có), bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, ý kiến của cơ quan thẩm tra và qua thảo luận, các Ủy viên UBTVQH thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 35 chức danh; bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chức danh như tại Phụ lục đính kèm Báo cáo của Chính phủ

Chiều cùng ngày, UBTVQH đã xem xét, quyết định việc giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Cùng chuyên mục
  • Nâng cao nhận thức cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Sáng 10/12, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về chuyên đề “Những nội dung mới quan trọng của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, có hiệu lực từ ngày 01/8/2024” nhằm nâng cao nhận thức cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
  • Đề xuất sửa đổi Luật Phá sản năm 2014
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Sáng 7/12, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức họp Phiên thẩm tra sơ bộ đề nghị bổ sung Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
  • Những điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với 06 chương, 37 điều (tăng 04 điều so với Luật hiện hành). Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu những điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 vừa được Quốc hội thông qua.
  • Tiền Giang:  Phát hiện 50 vụ sai phạm về kinh doanh khí hóa lỏng
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã phát hiện, xử lý 50 vụ vi phạm về kinh doanh khí hóa lỏng LPG, với số tiền xử phạt gần 400 triệu đồng.
  • Bến Tre:  Xử lý 152 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu
    một tháng trước Pháp luật
    (BKTO) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre tích cực ra quân, kiểm tra và xử lý 152 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu, thu nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng.
Bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chức danh