Bộ Y tế đề nghị một số địa phương “thần tốc” xét nghiệm cho toàn bộ người dân trên địa bàn

(BKTO) - Ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có Công điện gửi UBND 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Phước, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Phú Yên, Sóc Trăng về việc “thần tốc” xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.



Công điện nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc, trong đó xác định “thần tốc” xét nghiệm trên diện rộng là then chốt, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là các nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã đẩy mạnh việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng. Tuy nhiên tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch.

Để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội “thần tốc” xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc điều trị người nhiễm Covid-19.
                
   

Bộ Y tế yêu cầu 23 tỉnh, thành phố thần tốc xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân. Ảnh: Bộ Y tế

   
Tần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ, đề nghị tiếp tục thực hiện theo Công điện số 1305/CĐ-BYT ngày 02/9/2021 của Bộ Y tế.

Huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu. Tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn. Khi tổ chức thực hiện lấy mẫu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây nhiễm chéo. Thực hiện việc gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và RT-PCR phù hợp với tình hình thực tế./.
Đ. KHOA


Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện đề án kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Việc kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ là điều kiện quan trọng giúp Ban Chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
  • Infographic - Tình hình kinh tế  - xã hội 8 tháng năm 2021
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,79%; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/8/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
  • Thêm 12.680 ca nhiễm Covid-19 mới, 13.937 ca khỏi bệnh trong 24 giờ qua
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Tối 08/9, Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 07/9 đến 17h ngày 08/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.680 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 12.663 ca ghi nhận trong nước. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 12.862 ca.
  • Việt Nam sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị Covid-19 của Pháp
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 08/9, Bộ Y tế cho biết, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa có cuộc làm việc với Công ty Xenothera (Pháp) về vấn đề hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị Covid-19 của Pháp cho Việt Nam.
  • Infographic - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 21,2% so với cùng kỳ
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dịch Covid-19 lần thứ tư vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải tiếp tục thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu 8 tháng qua. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Y tế đề nghị một số địa phương “thần tốc” xét nghiệm cho toàn bộ người dân trên địa bàn