Cần bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số

(BKTO) - Lễ hội là một phần văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần được tích tụ, gìn giữ bao đời. Nhưng theo thời gian, do nhiều nguyên nhân, có không ít lễ hội đang bị mai một, biến mất hoặc bị hiện đại hóa, không còn giữ được những giá trị vốn có, đặc biệt là các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).



Nhiều lễ hội truyền thốngbị mai một, thất truyền

Lễ hội của đồng bào các DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn văn hoá của mỗi dân tộc, đồng thời thu hút khách du lịch đến với mỗi miền đất. Tuy nhiên, theo thời gian, không ít không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang bị mai một, thất truyền hoặc dần hiện đại hóa. Ðơn cử như Tết Nào Pê Chầu (Tết cổ truyền, đồng thời là lễ hội truyền thống độc đáo của người Mông ở vùng Tây Bắc), là một trong những hoạt động tín ngưỡng lâu đời không thể thiếu trong đời sống sản xuất, văn hóa, tâm linh truyền thống của người Mông. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi lễ hội này diễn ra tại một số địa phương, hầu như các hoạt động chính đều tổ chức trên sân khấu với phông bạt xanh đỏ là những thứ không thuộc không gian văn hóa truyền thống của đồng bào Mông. Trong lễ hội, một số bài hát, điệu nhảy vốn không phải của dân tộc Mông cũng được thể hiện, thậm chí còn do những đội văn nghệ chuyên nghiệp biểu diễn.

Tương tự, tại một số tỉnh Tây Nguyên, trong những năm gần đây, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống hiện đại, trên các buôn làng ngày càng thưa vắng tiếng cồng chiêng trong đời sống cộng đồng. Thay vào đó là một vài lễ hội tiêu biểu được các cấp, ngành tổ chức nhưng nội dung, hình thức, ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch, biến thể.

Không những bị “biến dạng”, nhiều lễ hội của đồng bào DTTS cũng đang dần bị thất truyền. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Điện Biên, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 dân tộc anh em đang sinh sống, hàng trăm lễ hội văn hóa, nghi lễ tâm linh, lễ nghi nông nghiệp… được đồng bào duy trì, tổ chức trong phạm vi dòng họ hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, qua thời gian, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, nhiều lễ hội dân gian, lễ nghi liên quan đến tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS đã bị mai một, thất truyền. Ví dụ như: Lễ Nhảy lửa của người Dao, huyện Tùa Chùa; Lễ Cầu mùa của người Si La, huyện Mường Nhé; Lễ cưới của người Xạ Phang (Hoa), huyện Mường Chà…

Tránh lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới

Lý giải về nguyên nhân của thực trạng trên, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL) cho rằng, sự xâm nhập của nền văn hóa từ bên ngoài đã ảnh hưởng tới đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Hơn nữa, việc tiếp thu văn hóa mới thiếu chọn lọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lễ hội truyền thống của các dân tộc dẫn tới nguy cơ bị mai một, biến dạng. Đặc biệt, một số địa phương chưa quan tâm nhiều đến công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống cũng như việc hỗ trợ các nghệ nhân dân gian, người có công trong việc lưu giữ, truyền dạy, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Mới đây, Bộ VH-TT&DL đã có Văn bản số 458/BVHTTDL-VHDT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng 7 lễ hội truyền thống các DTTS thuộc Chương trình Mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020. Một trong những nội dung quan trọng mà Bộ đề nghị là trong quá trình phục dựng lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại.

Bộ VH-TT&DL cũng yêu cầu, lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt. Đặc biệt, cần tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào DTTS.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, để công tác bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống các DTTS hiệu quả, cần tuân thủ một nguyên tắc phổ quát là phải đồng bộ giữa 4 việc: nghiên cứu thấu hiểu - thẩm định bảo tồn - thực hành phát triển - quảng bá truyền thông. Cần có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược từ các cơ quan chức năng cho đến mỗi cá nhân - chủ thể của lễ hội để lễ hội phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, góp phần làm giàu tài sản văn hóa dân tộc.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Tăng cường đốc thu, giảm nợ  bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trước tình hình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tháng đầu năm thấp, đối tượng tham gia giảm mạnh, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các địa phương tăng cường công tác đôn đốc thu, đồng thời đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, không để nợ đọng kéo dài.
  • Bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Ngày 28/2, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành Văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương có thể cho học sinh, sinh viên đi học trở lại vào ngày 2/3; đồng thời đảm bảo an toàn môi trường học tập để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Tạm ngừng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2.
  • 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam- hành trình vẻ vang và tự hào
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cách đây 65 năm, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế và ngày 27/2 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 65 năm qua, Ngành Y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của Nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới.
  • Tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2020
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu, xuất sắc năm 2020.
Cần bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số