Cấp phát thuốc Methadone về nhà cho người bệnh khi thực hiện giãn cách xã hội

(BKTO) - Bộ Y tế vừa có Văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn cấp phát thuốc Methadone về nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo hướng dẫn này, việc kê đơn thuốc Methadone đối với trường hợp bệnh nhân được cấp mang về không vượt quá 7 ngày/đợt và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc.



Để đảm bảo việc duy trì điều trị của người bệnh đang uống thuốc Methadone cũng như đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch tại các khu vực thực hiện gĩan cách xã hội, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở điều trị, cấp phát thuốc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở và thực hiện việc cấp Methadone trong trường hợp người bệnh bị cách ly hoặc cơ sở bị phong tỏa, cách ly do dịch Covid-19 theo Công văn số 362/AIDS-DP ngày 13/5/2021 của Cục Phòng, chống HIV/ AIDS.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành phổ biến và tạo điều kiện tối đa cho người bệnh uống thuốc tại cơ sở điều trị/cơ sở cấp phát thuốc như cấp giấy đi đường cho người bệnh (nêu rõ cung đường đi, thời gian uống thuốc tại cơ sở); các giấy tờ cần thiết yêu cầu người bệnh phải mang theo (Thẻ theo dõi điều trị; giấy đi đường và các giấy tờ tùy thân có ảnh) khi đi đến cơ sở y tế để uống thuốc Methadone.

Việc cấp thuốc Methadone về nhà thực hiện theo nguyên tắc cơ bản của Đề án cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày. Trong đó:

Đối với người bệnh, phải tự nguyện và ký cam kết chỉ sử dụng thuốc Methadone được cấp về nhà cho duy nhất chính người bệnh, sử dụng đúng liều quy định và tuân thủ các hướng dẫn liên quan đến điều trị Methadone. Người bệnh hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bán, chia sẻ thuốc Methadone hoặc sử dụng thuốc sai mục đích.                
   

Việc kê đơn thuốc Methadone đối với bệnh nhân được cấp mang về không vượt quá 7 ngày/đợt, phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc - Ảnh minh họa: Trung tâm Y tế Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

   
Người bệnh ký cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bán, chia sẻ thuốc Methadone hoặc sử dụng thuốc sai mục đích, để người khác uống nhầm thuốc Methadone hoặc để xảy ra ảnh hưởng xấu khác liên quan đến việc bảo quản và sử dụng thuốc Methadone được cấp nhiều ngày.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc kê đơn thuốc Methadone đối với trường hợp bệnh nhân được cấp mang về không vượt quá 7 ngày/đợt, phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc. Người bệnh nhận thuốc sẽ có trách nhiệm ký nhận vào phiếu theo dõi điều trị với tổng số thuốc Methadone theo ngày thực nhận của người bệnh.

Nhân viên y tế giám sát người nhận thuốc thông qua các biện pháp gián tiếp như điện thoại hoặc bằng cách sử dụng phân mềm công nghệ (Zalo, Viber, Facebook) để kiểm tra đột xuất số lượng thuốc tồn, nơi bảo quản thuốc bằng cách thực hiện các cuộc gọi có hình ảnh.

Bộ Y tế cũng lưu ý các cơ sở điều trị cơ sở cấp phát thuốc có phương án xử lý tình huống bị ngộ độc do uống nhầm thuốc, uống quá liều. Đồng thời chấm dứt việc cấp phát thuốc Methadone về nhà cho người bệnh khi người bệnh không thực hiện đúng cam kết hoặc đã hoàn thành việc cách ly y tế tại nhà; khu vực được dỡ bỏ phong tỏa hoặc khu vực được dỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16./.
Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp chây ì đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động: Cần kiên quyết xử lý vi phạm
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng DN chây ì, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là BHXH) đang khiến cho người lao động (NLĐ) bị thiệt thòi, khi không được thụ hưởng chính sách, cũng như gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh của Nhà nước. Do đó, các biện pháp xử lý mạnh tay, kiên quyết cần tiếp tục được duy trì để giúp giảm thiểu và sớm ngăn chặn tình trạng này.
  • Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc quản lý người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế vừa có Công văn số 7330/BYT-KCB gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý người hành nghề khám, chữa bệnh.
  • Phương án phân vùng phòng, chống dịch của Hà Nội sau ngày 06/9
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ 6h ngày 06/9 đến 6h ngày 21/9/2021, TP. Hà Nội thực hiện phân theo 3 vùng trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, các con sông, kênh nước để tăng cường công tác phòng chống dịch; bảo đảm sản xuất, sinh hoạt; tập trung có trọng tâm xử lý những đối tượng, khu vực nguy cơ cao...
  • Tín hiệu vui từ tuyến đầu chống dịch
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dù số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày vẫn tăng cao song số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh cũng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt liên tiếp các ca bệnh trong tình trạng “thập tử nhất sinh” đã được cứu sống và điều trị khỏi bệnh được ra viện về đoàn tụ với gia đình… là những tín hiệu vui từ nỗ lực của những chiến sỹ áo trắng cũng là minh chứng cho thấy chiến lược điều trị của ngành y tế đang phát huy hiệu quả.
  • Ngày 03/9, ca nhiễm Covid-19 lại lập “đỉnh” mới với 14.922 ca, riêng TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 8.499 ca
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Thông tin từ Bộ Y tế tối 03/9 cho biết, tính từ 17h ngày 02/9 đến 17h ngày 03/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca ghi nhận trong nước, tăng 1.708 ca so với ngày 02/9, riêng tại TP. Hồ Chí Minh tăng 2.536 ca.
Cấp phát thuốc Methadone về nhà cho người bệnh khi thực hiện giãn cách xã hội