Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 chạm mức cao nhất của 30 năm

(BKTO) - Theo đà đi lên của phần lớn thị trường châu Á, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,7% lên 27.568,15 điểm, mức cao nhất ghi nhận được từ tháng 8/1990. Ở thị trường trong nước chiều 29/12, sau sự hứng khởi ở đầu phiên, nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán ra khiến VN-Index thoái lui về dưới 1.100 điểm.




Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm

Nikkei 225 chạm mức cao nhất của 30 năm

Các thị trườngchứng khoán châu Áphần lớn đi lên trong phiên ngày 29/12, trong đó chứng khoán Tokyo tăng hơn 2% lên mức cao nhất của 30 năm nhờ hy vọng về sự phục hồi kinh tế sau khi Tổng thống MỹDonald Trumpký dự luật cứu trợ COVID-19 và ngân sách.

Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,7% lên 27.568,15 điểm, mức cao nhất ghi nhận được từ tháng 8/1990. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,9% lên 26.552,10 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,5% xuống 3.379,04 điểm.

Chứng khoán Wellington tăng hơn 1%, chứng khoán Sydney, Seoul, Mumbai và Singapore cũng hòa chung xu hướng này. Tuy nhiên, chứng khoán Đài Bắc, Jakarta và Bangkok giảm.

Cuối ngày 27/12, Tổng thống Mỹ Trump đã ký ban hành thành luật gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD và dự luật ngân sách trị giá 1.400 tỷ USD. Luật này được ban hành nhằm ngăn chặn chính phủ đóng cửa, cung cấp các khoản trợ cấp bổ sung cho lao động thất nghiệp và hoãn lệnh cấm sa thải nhân viên thêm một tháng.

Bên cạnh đó, thông tin về việc nhiều vắcxin ngừaCOVID-19có thể được tiêm đại trà cũng tiếp sức cho thị trường, ngay cả khi nhiều nước trên thế giới buộc phải áp đặt các biện pháp phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt khác để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

VN-Idex hụt mốc 1.100

Còn ở thị trường trong nước, sau phiên sáng nhảy vọt vào những phút cuối, thị trường bước vào phiên chiều 29/12 với đà hưng phấn, VN-Index vượt dễ lên trên 1.100 điểm chỉ sau ít phút giao dịch trở lại.

Tuy nhiên, đi kèm là thanh khoản gia tăng và tiến gần đến ngưỡng “nghẽn” 14.000 tỷ đồng, nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán ra. Khiến chỉ số thoái lui về gần ngưỡng kết phiên sáng tại dưới 1.100 điểm.

Tại thời điểm 14h15’, giá trị giao dịch đã ở mức 13.000 tỷ đồng và giao dịch đã thực sự chậm lại, các lệnh mua, bán lại chất đống tại cửa HOSE, VN-Index theo đó lại tiếp tục bò ngang cho đến khi đóng cửa.

Đóng cửa, sàn HOSE có 275 mã tăng và 174 mã giảm, VN-Index tăng 8,16 điểm (+0,75%), lên 1.099,49 điểm.Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 678,8 triệu đơn vị, giá trị 14.457,2 tỷ đồng, giảm 6% về khối lượng và chưa đến 1% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 60,8 triệu đơn vị, giá trị 1.771,5 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là hơn 6,78 triệu cổ phiếu BBC, giá trị hơn 465 tỷ đồng và hơn 27,5 triệu cổ phiếu STB, giá trị hơn 492,7 tỷ đồng.

Các cổ phiếu lớn, bluechip hoạt động tốt, tích cực nâng đỡ chỉ số nhất có VRE +3,94% lên 31.650 đồng, BVH +4,7% lên 67.000 đồng, POW +2,3% lên 13.450 đồng, VHM +3% lên 90.300 đồng, BID +1,9% lên 48.350 đồng, và nhóm VCB, SAB, NVL, FPT, KDH tăng trên dưới 1,5%, cùng sắc xanh khác tại VIC, GAS, HPG, TCB, MSN, VIB...

Các mã giảm đa số giảm nhẹ như CTG -0,4%, PLX -0,2%, STB -0,3%, SSI -0,9%, MBB -0,4%, MWG -0,1%, cùng SBT và EIB đứng giá tham chiếu.

Thanh khoản HPG cao nhất nhóm khi đạt gần 15 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là POW khi có hơn 13,4 triệu đơn vị, STB có 13 triệu đơn vị, TCB có 12,9 triệu đơn vị, SSI có 11,9 triệu đơn vị. Các mã NVL, MBB, VRE có hơn 10 triệu đơn vị...

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực phân hóa cũng đã diễn ra, tuy nhiên điểm tích cực là nhiều mã thanh khoản tốt đều tăng như DXG, LDG, HAG, HHS, HQC, TDH, PVD, FLC, MSB, GEX, SCR, FIT...

Ở chiều ngược lại, ITA, KBC, ROS, HBC, GVR, HSG, ACB, LPB, HCM đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó, ITA phiên này khớp lệnh cao nhất HOSE khi có hơn 24,56 triệu đơn vị, giảm 1,1% xuống 7.160 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng từng bước nhích lên sau khi bước vào phiên chiều, tuy nhiên, cũng như trên HOSE, khi áp lực bán chốt lời cũng đã hiện diện rất nhanh, kéo chỉ số đi xuống, thậm chỉ còn chớm đỏ, trước khi nảy nhẹ trở lại khi đóng cửa.

Đóng cửa, sàn HNX có 73 mã tăng và 77 mã giảm, HNX-Index tăng 0,53 điểm (+0,27%), lên 197,1 điểm.Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 102 triệu đơn vị, giá trị 1.249,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 63 triệu đơn vị, giá trị gần 729 tỷ đồng, với đóng góp chính từ hơn 43,2 triệu cổ phiếu NVB, trị giá hơn 408 tỷ đồng.

Giao dịch vẫn tương tự phiên sáng, khi mức độ phân hóa cao, với HUT, SHB, ART, TAR, DST, SRA, IDJ giảm nhẹ, trong khi PVS, AMV, NVB, KLF, MBG, MBS, APS đứng tham chiếu.

Tăng điểm có SHS +5,3% lên 23.800 đồng, IDC +2,3% lên 36.000 đồng, CEO +1,6% lên 12.500 đồng, BVS +3,9% lên 16.000 đồng, TNG +6% lên 15.900 đồng, tân binh gần đây là DTK +7,1% lên 16.500 đồng, và nhóm cổ phiếu nhỏ ACM, VIG, BII, C69, FID, PVL, PVG, HHG, KBC tăng kịch trần.

Khớp lệnh HUT và PVS tiếp tục đứng đầu với 11,8 triệu và 11,6 triệu đơn vị. Theo sau là SHB khi có 7,76 triệu đơn vị, SHS có 4,92 triệu đơn bị, ACM có hơn 4,91 triệu đơn vị...

Trên UpCoM, sau khi đạt đỉnh tại phiên sáng, chỉ số UpCoM-Index gần như chỉ đi ngang trong suốt cả phiên chiều.

Giao dịch đáng kể tại AAS, khi tăng kịch trần +14,7% lên 8.600 đồng, khớp hơn 4,09 triệu đơn vị.

Cùng với đó là BSR, khi có hơn 9,11 triệu đơn vị khớp lệnh, cao nhất UpCoM, kết phiên +2% lên 10.100 đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,69 điểm (+0,95%), lên 73,79 điểm.Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,9 triệu đơn vị, giá trị 619,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 16,7 triệu đơn vị, giá trị gần 166 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh,cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, trong đó, VNF302101 nhích 0,1% lên 1.067,1 điểm, với khối lượng khớp lệnh có hơn 116.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 39.200 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền,hai mã liên quan đến VHM là CVHM2006 và CVHM2005 được mua mạnh nhất, khớp 2,03 triệu và 1,92 triệu đơn vị và đều tăng, trong đó, CVHM2006 +10,3% lên 750 đồng/cq.

NAM SƠN (Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 chạm mức cao nhất của 30 năm