Chuẩn bị toàn diện để tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(BKTO) - Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng (dự kiến diễn ra vào tháng 01/2026), ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương (T.Ư), Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa nội dung này vào Chương trình công tác toàn khóa. Đặc biệt, ngày 14/6 vừa qua, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng (Chỉ thị 35). Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, công tác chuẩn bị nhân sự; nâng cao chất lượng chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội...

3(1).jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình. Ảnh: ST

Việc xây dựng văn kiện phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể

Để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương (T.Ư) Đảng, trong mỗi nhiệm kỳ đại hội, Bộ Chính trị đều ban hành Chỉ thị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; các cơ quan tham mưu của T.Ư Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn liên quan. Đây là các văn bản đặc biệt quan trọng chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện ở cấp mình, góp phần tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Ông Ngô Minh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo cáo viên T.Ư về công tác tổ chức xây dựng Đảng - cho biết, để chủ động chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa vào Chương trình công tác toàn khoá; Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức T.Ư phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc T.Ư, các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị khóa XII và xây dựng Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và nhiệm kỳ tới.

Mới đây, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Chỉ thị 35 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. “Đây là văn bản hết sức quan trọng, định hướng rõ những quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu và những nội dung cơ bản chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp để các cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ở cấp mình; bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị” - ông Ngô Minh Tuấn nhấn mạnh.

Chỉ thị 35 đề ra 7 yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng văn kiện đại hội Đảng bộ các cấp; công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao, thận trọng từng bước, “làm đến đâu chắc đến đó”; cần có cơ chế, tiêu chí sàng lọc hiệu quả để không bỏ “sót” những người thật sự có đức, có tài... Đặc biệt, việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, dành thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc. Có hình thức phù hợp, thiết thực để lấy ý kiến cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và ý kiến tham gia, góp ý, hiến kế của cán bộ, đảng viên, Nhân dân.

Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đặc biệt coi trọng công tác nhân sự

Để thực hiện tốt Chỉ thị 35, đồng chí Lương Cường - Thường trực Ban Bí thư - yêu cầu các cấp ủy Đảng căn cứ vào Chỉ thị của Bộ chính trị, các hướng dẫn của T.Ư, đặc điểm của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, các cấp ủy cần tổ chức đánh giá, chỉ đạo cụ thể hóa trong xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tổ chức đại hội của đảng cấp mình, bảo đảm để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững, hiểu rõ, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 35, bảo đảm một cách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư tới cơ sở. Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng xây dựng Báo cáo Chính trị của Đảng bộ, đây là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác. Đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng và của cấp trên.

Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý: Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu cao, với tinh thần “tự phê bình và phê bình”, nhìn thẳng vào sự thật, nhất là đánh giá cho đúng những kết quả, ưu điểm cũng như khuyết điểm, yếu kém, làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề ra được các giải pháp để khắc phục có hiệu quả.

Đối với công tác nhân sự và bầu cấp ủy, cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng Chỉ thị và các phục lục; thực hiện hết sức chặt chẽ, trong đó cần lưu ý những vấn đề sau: Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng; đồng thời phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, đơn vị. Quá trình thực hiện phải nắm vững nguyên tắc, đúng quy trình, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong công tác lựa chọn, giới thiệu và bầu từ cấp ủy các cấp.

Những người được giới thiệu vào cấp ủy khóa mới phải là những người có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức lối sống gương mẫu, trong sáng, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thực sự tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; không để lọt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào cấp ủy, đặc biệt là giữ các cương vị chủ chốt.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường

“Công tác chuẩn bị nhân sự phải chú ý cả về tiêu chuẩn, độ tuổi, cơ cấu… Trong đó, cần đặc biệt coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Yêu cầu cao nhất là chúng ta làm chặt chẽ, nguyên tắc, đúng quy trình nhưng phải lựa chọn đúng người, trúng người, trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện. Điều này rất quan trọng” - Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Chú ý tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ ở mỗi cấp theo quy định và định hướng của T.Ư. Phấn đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp ủy viên trong 1 nhiệm kỳ. Chú ý kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách trong công tác nhân sự, nhất là việc bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, bảo đảm đoàn kết, thống nhất.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kết luận giải quyết những tồn đọng bức xúc trong dư luận, cán bộ, đảng viên và Nhân dân theo thẩm quyền. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật của Đảng. Đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ; xây đi đôi với chống. Đồng thời, chuẩn bị các nội dung, công việc cho đại hội đảng các cấp một cách tốt nhất, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đặc biệt, 2 nội dung then chốt, cốt lõi là văn kiện và nhân sự./.

Cùng chuyên mục
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hiệp định Giơnevơ
    một tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Trước và trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng hòa bình, mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình. Ngày 14/5/1954, trả lời nhà báo quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn giành độc lập và giải phóng nước Việt Nam bằng con đường hòa bình. Người chỉ rõ: “Vì vậy cho nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với Pháp Hiệp ước Pháp - Việt trong năm 1946. Chỉ sau khi thực dân Pháp đã phản bội Hiệp ước và gây chiến với nhân dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam mới phải đứng lên cầm vũ khí để kháng chiến”.
  • Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông
    một tháng trước Đối ngoại
    Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã chính thức nộp Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
  • Tập huấn kỹ năng viết và biên tập tin, bài về công tác xây dựng Đảng
    một tháng trước Công tác xây dựng Đảng
    (BKTO) - Chiều 17/7, tại Hà Nội, Ban Biên tập Trang tin và Bản tin Thông tin sinh hoạt Chi bộ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng viết và biên tập tin, bài về công tác xây dựng Đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
  • Bộ Công an kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân
    một tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Lực lượng Công an nhân dân (CAND) nói chung, Cảnh sát nhân dân (CSND) nói riêng, ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, được sự tín nhiệm cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, được Trung ương giao nhiều trọng trách...
  • Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội
    một tháng trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 16/7/2024, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội trong Đảng bộ Khối năm 2024. Hội nghị nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho các cán bộ trong việc định hướng dư luận xã hội và đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Chuẩn bị toàn diện để tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng