Chung tay góp phần rút ngắn khoảng cách sắc tộc

(BKTO) - Mới đây, tổ thức từ thiện hàng đầu Vương quốc Anh INvolve đã đưa ra lời kêu gọi các DN cần công bố báo cáo khoảng cách tiền lương giữa nhân viên thuộc các chủng tộc khác nhau. INvolve cho rằng, việc công bố báo cáo này nên là một yêu cầu bắt buộc đối với các DN nhằm chống lại sự phân biệt chủng tộc trong xã hội.



                
   

Người lao động tại Anh thường bị phân biệt chủng tộc

   
Ý kiến của INvolve nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều DN lớn tại Anh như Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh, Citibank, tổ chức bảo vệ sự đa dạng trong các ngành công nghiệp sáng tạo Creative Equals, Tập đoàn Bảo hiểm Lloyd's một trong những tập đoàn truyền thông, đa phương tiện hàng đầu thế giới ITN, Tập đoàn Y khoa toàn cầu Bupa, Ngân hàng Santander… và các hãng kiểm toán trong nhóm Big 4: Deloitte, EY, KPMG, PwC.

INvolve khuyến khích tất cả các DN khác tham gia công bố báo cáo khoảng cách tiền lương tự nguyện và cam kết sẽ nỗ lực nhằm thay đổi khoảng cách tiền lương giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau, tiến tới xóa bỏ khoảng cách này trong các tổ chức, DN tại Anh và trên thế giới.
                
   

Người dân Anh biểu tình đòi được trả lương bình đẳng

   
INvolve cũng đã biên soạn những tài liệu hướng dẫn về cách lập những báo cáo khoảng cách tiền lương với những dữ liệu cần thiết. INvolve đã xây dựng một tài liệu tập trung vào tất cả các hãng kiểm toán trong nhóm Big 4, cung cấp hướng dẫn về cách các công ty có thể lập báo cáo, cách phân tích dữ liệu và hành động để cải thiện những khoảng cách tiền lương được phát hiện trong quá trình lập báo cáo.

Ông Sanjay Bhandari, đối tác của hãng kiểm toán EY cho rằng: “Các vấn đề liên quan đến yếu tố chủng tộc rất tế nhị. Báo cáo khoảng cách tiền lương giữa nhân viên thuộc các chủng tộc khác nhau có thể cung cấp động lực quan trọng để giúp cộng đồng vượt qua nỗi sợ nói về vấn đề chủng tộc. Thách thức của chúng tôi với cương vị các nhà lãnh đạo là phải luôn giữ được cái nhìn công bằng đối với nhân viên và không trốn tránh đề cập đến các vấn đề chủng tộc”.

Ông Jon Dymond đại diện cho hãng kiểm toán PwC chia sẻ rằng, báo cáo khoảng cách chênh lệch tiền lương giữa các nhân viên thuộc chủng tộc khác nhau đóng vai trò rất quan trọng. Các tổ chức, công ty, DN phải luôn tự nhủ xem có phải chính chúng ta là những người có thể thay đổi sự phân biệt chủng tộc trong xã hội này không, từ đó có những hành động thiết thực nhất đóng góp vào mục tiêu xóa bỏ tư tưởng phân biệt sắc tộc.

Cho đến nay, chỉ có khoảng 3% các DN lớn đã tự nguyện công bố các báo cáo khoảng cách tiền lương giữa các nhân viên thuộc những chủng tộc khác nhau. Trong số các DN trên, ba hãng kiểm toán Deloitte, EY, KPMG cùng với Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh và Tập đoàn truyền thông, đa phương tiện hàng đầu thế giới ITN đã tự nguyện công bố các báo cáo về khoảng cách chênh lệch tiền lương.

Chính phủ Anh hiện đang xem xét về việc có nên bắt buộc các tổ chức, DN công bố báo cáo chênh lệch tiền lương giữa các nhân viên thuộc các chủng tộc khác nhau hay không.

Trước đây, Thủ tướng Anh từng phát động một cuộc kiểm toán xem xét khoảng cách chênh lệch tiền lương dựa theo chủng tộc của người lao động. Cuộc kiểm toán cho hay, tiền lương trung bình mỗi giờ người da trắng nhận được cao hơn mức lương trung bình của nhân viên đến từ hầu hết các nhóm dân tộc khác. Một báo cáo từ INvolve cho thấy, những người da trắng kiếm được nhiều hơn từ 67 đến 209 Bảng Anh mỗi tuần so với những người da màu khác có cùng trình độ.

Đây là một thực trạng nan giải tại Anh và nhiều quốc gia trên thế giới, đòi hỏi các DN cần chung tay góp phần rút ngắn khoảng cách sắc tộc.

THANH XUYÊN
(Theo Accountancydaily)
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Thanh tra 100 đơn vị chây ỳ, nợ đọng bảo hiểm xã hội
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra TP. Hà Nội và Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2017-2020, Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan sẽ thanh tra 100 đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN từ 6 tháng trở lên.
  • Sắp xếp hệ thống trường sư phạm cần xuất phát từ nhu cầu
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ tại buổi Tọa đàm "Báo cáo luận cứ khoa học và phương án sắp xếp lại các trường sư phạm" diễn ra ngày 10/3 tại Hà Nội.
  • Nhiều giải pháp đột phá  để nâng “chất” giáo dục đại học
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) giai đoạn 2019-2025 (Đề án) được Chính phủ ban hành mới đây, vấn đề đổi mới đào tạo ở bậc học này đang được đặt ra bức thiết. Trên thực tế, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học không chỉ nằm ở những mục tiêu của Đề án mà còn được thể hiện trong quyết tâm của Chính phủ, ngành giáo dục và toàn xã hội. Ngay trong năm 2019, những đổi thay ấy có thể nhìn thấy rõ ở công tác tuyển sinh.
  • Tạo tiền đề tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) vượt chỉ tiêu đề ra, quyền lợi của người tham gia BHYT tiếp tục được mở rộng và đảm bảo; chi phí khám, chữa bệnh BHYT được kiểm soát chặt chẽ và ngày càng hiệu quả… là những thành công lớn trong thực hiện chính sách BHYT. Đây là cơ sở vững chắc để Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu BHYT toàn dân.
  • Phát động nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao năm 2019
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua những ảnh hưởng, mặc cảm bệnh tật để chữa khỏi bệnh lao và hòa nhập với cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) đã phối hợp với Cổng Thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB.
Chung tay góp phần rút ngắn khoảng cách sắc tộc