Thứtrưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.Ảnh: BNG |
* Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của chuyến thăm Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam?
Đây là chuyến thăm Thụy Sỹ và châu Âu đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, có ý nghĩa biểu tượng cho mốiquan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước khi diễn ra đúng dịp hai bên kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021) và 30 năm hợp tác phát triển (1991-2021). Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp với nhiều kết quả cụ thể.
Thứ nhất, về chính trị, hai bên đã trao đổi sâu rộng, thực chất và đạt được sự nhất trí cao về các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ song phương và đa phương; cũng nhưtạo xung lực, định hướng mới đểthúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của hai nước.
Hai là, quan hệ hợp tác kinh tế được tạo thêm lực đẩy mới. Tổng thống và cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng; khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên, có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, sản xuất ở khu vực và thế giới; cùng với đó, Việt Nam có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
Đặc biệt, chuyến thăm là cơ hội để hai nước cùng nỗ lực tìm giải pháp thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), trong đó Thụy Sỹ đóng vai trò đầu tàu, qua đó mở ra triển vọng hiện thực hóa những tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo.
Ba là, trong chuyến thăm, hai bên đã đạt được định hướng chung nhằm triển khai hiệu quả hơn nữacác hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thông qua việc nâng cấp sựhợp tác từ Ý định thư lên ký kếtHiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác khoa học - công nghệ và hướng tới thiết lập quan hệ Đối tác về đổi mới sáng tạo.
* Xin Thứ trưởng cho biết kết quả chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước, đặc biệt là việc hai bên thông qua “Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đến năm 2030" có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ hai nước?
Với sự tin cậy chính trị rất cao và quyết tâm làm sâu sắc hơn, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí thông qua “Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đến năm 2030”.
Tuyên bố chung có ý nghĩa chiến lược quan trọng, xác định rõ các biện pháp và phương hướng cụ thể để thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Nga trong thời giantới. Đây cũng là minh chứng cho quyết tâm của cả hai nước trong việc mở ra một giai đoạn phát triển hợp tác mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, rộng khắp trên mọi lĩnh vực, trên cả bình diện song phương và đa phương, đáp ứng lợi ích lâu dài của cả hai nước, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung trên thế giới.
Liên bang Nga luôn chiếm vị trí quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên trong chính sách đối ngoạicủa Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó, trải dài hơn 7 thập kỷ.
Trên cơ sở những nền tảng vững chắc đó, với kết quả chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước, tôi cho rằng thời gian tới hai bên sẽ nỗ lực cùng nhau phát huy hơn nữa các tiềm năng và thế mạnh, để hiện thực hoá Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga đến năm 2030 với một số hướng lớn.
Một là, duy trì đối thoại và tin cậy chính trị, phối hợp chặt chẽ để giải quyết những phát sinh trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác, phù hợp với lợi ích và mong muốn của cả hai bên.
Hai là, thúc đẩy tạo đột phá trong hợp tác kinh tế - thương mại, trên cơ sở tận dụng những cơ hội do Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mang lại.
Ba là, mở rộng và nâng cao hiệu quả trong những lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nướcnhư thúc đẩy các dự án trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng; đồng thời khuyến khích đầu tư và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như công nghệ cao, phát triển hạ tầng, công nghiệp lắp ráp ô tô, nông - lâm - ngư nghiệp, hợp tác địa phương…
Bốn là, tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, giao lưu nhân dân và tạo thuận lợi cho công dân hai nước sinh sống, làm việc, học tập ở mỗi nước.
Năm là, tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, ứng phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.
* Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
DIỆU THIỆN
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)